Thành lập hiện diện thương mại Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài

Thứ sáu - 04/03/2016 09:00

tu van dau tu 3

tu van dau tu 3
Sau đây Luật Toàn Long xin hướng dẫn quý khách hàng thành lập hiện diện thương mại Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài nhanh gọn hiệu quả cao.

Sau đây Luật Toàn Long xin hướng dẫn quý khách hàng thành lập hiện diện thương mại Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức như sau: hợp đồng hợp tác kinh doanh, chi nhánh và văn phòng đại diện, doanh nghiệp có vốn nước ngoài .

tu van dau tu 3

1.  Hợp đồng hợp tác kinh doanh
     Đối với các doanh nghiệp nước ngoài nói riêng, hiện diện thương mại theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ không thành lập tổ chức kinh tế.Căn cứ theo Luật Đầu tư 2014, hình thức hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là sự thỏa thuận giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo đó các bên cùng kinh doanh, góp vốn, phân chia lợi nhuận và chịu rủi ro chung mà không thành lập một pháp nhân mới. Điều này sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức cho các nhà đầu tư.
Hình thức này cho phép các bên hoạt động với tư cách pháp lý độc lập, linh hoạt giải quyết các vấn đề, nhưng vẫn có thể hỗ trợ cho nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, vì không thành lập pháp nhân mới, PLF lưu ý các bên ký kết hợp đồng BCC cần thỏa thuận chặt chẽ về việc quản lý dự án, lựa chọn con dấu, quyền đại diện tham gia ký kết hợp đồng, v.v… để tránh những tranh chấp phát sinh trong quátrình hợp tác.

2. Chi nhánh và văn phòng đại diện
    Hình thức thành lập hiện diện thương mại cuối cùng đó là các nhà đầu tư có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam. Theo quy định tại Nghị định 72/2006/NĐ-CP, nhà đầu tư nước ngoài được pháp luật nước thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp, sẽ được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện nếu đã hoạt động không dưới 1 năm và được thành lập chi nhánh nếu đã hoạt động không dưới 5 năm.

3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
    Tùy thuộc vào lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh mà Nhà nước cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc bắt buộc liên doanh với thương nhân Việt Nam theo một tỷ lệ vốn góp nhất định.Trong trường hợp liên doanh, nhà đầu tư nước ngoài có thể góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp của một thương nhân Việt Nam theo tỷ lệ luật định và phù hợp với các điều ước quốc tế Việt Nam đã ký kết.

Mọi thông tin liên quan vấn đề tư vấn đầu tư nước ngoài, Quý khách hàng vui long liên hệ với chúng tôi để được các chuyên viên giải đáp và tư vấn miễn phí.
 

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê
  • Đang truy cập20
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay389
  • Tháng hiện tại102,799
  • Tổng lượt truy cập1,505,883
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây