Bạo lực trẻ em có bị đi tù không?

Thứ sáu - 03/05/2024 08:41
Gia đình luôn là môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, quản lý tốt nhất cho trẻ em. Tuy vậy, hiện nay vẫn có những yếu tố không an toàn và trở thành nguyên nhân của bạo lực hay bạo hành trẻ em, không chỉ tinh thần mà cả thể chất. Nếu được phát hiện thì thường là những trường hợp rất nghiêm trọng. Vậy chế tài nào dành cho những trường hợp bạo lực trẻ em?
Bao hanh tre em
Bao hanh tre em
1. Vậy bạo hành trẻ em là gì?
Luật trẻ em năm 2016 định nghĩa như sau: “Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em” (khoản 6 Điều 4).
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 6 Luật này cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em, trong đó có: xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
Đặc biệt, tại khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể rằng: Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
2. Trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con
Có thể nói, gia đình luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình trưởng thành của con. Cha mẹ có những quyền và nghĩa vụ không thể thay đổi với con cái của mình, điều này được pháp luật quy định rõ tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Tại khoản 1 Điều 71, 72 Luật này cũng quy định rõ về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục con. Đặc biệt, các hành vi nghiêm cấm đối với con quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
3. Vậy bạo hành trẻ em có bị đi tù không?
Tùy theo động cơ, mục đích và mức độ nghiêm trọng của hậu quả để lại mà người thực hiện hành vi bạo hành trẻ em có thể đối diện với các mức án (ngồi tù, chung thân, tử hình). Cụ thể:
- Tội hành hạ người khác với mức phạt tù cao nhất là 03 năm theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 2015
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe đối với trẻ em với mức phạt tù cao nhất là 3 năm (theo điểm c khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự);
- Tội vô ý làm chết người với mức phạt tù cao nhất là 5 năm (theo khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự);
- Tội giết trẻ em với mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình (theo điểm b khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự).
Như vậy, hành vi bạo hành với trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hành hạ người khác hoặc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như nêu trên.
4. Hành vi bạo hành trẻ em có thể bị bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về cấm bạo lực trẻ em: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các trường hợp vi phạm:
+ Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
+ Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
+ Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
+ Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
Đồng thời, tại Điều 52, 53 Nghị định 130/2021/NĐ-CP cũng quy định cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình có hành vi hành hạ trẻ em nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt như sau:
- Đối với các hành vi như đánh đập gây thương tích; lăng mạ; chì chiết; xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì sẽ bị phạt từ 05 – 10 triệu đồng
- Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích.
Tóm lại, hành vi bạo hành trẻ em có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ, tính chất và hậu quả hành vi.
 

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập11
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay3,525
  • Tháng hiện tại89,622
  • Tổng lượt truy cập1,653,588
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây