Tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng hóa

Thứ năm - 18/01/2024 15:06
Bất kỳ sự thỏa thuận nào cũng đều có thể xảy ra những mâu thuẫn hay xung đột giữa các bên khi thực hiện hợp đồng. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, các mối quan hệ mua bán ngày càng phát triển và đa dạng, kéo theo số lượng những tranh chấp mua bán hàng hóa ngày càng gia tăng.
Hình minh họa
Hình minh họa
Tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa như thế nào là gì?
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Hợp đồng mua bán hàng hóa có đặc điểm chung của hợp đồng, là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một giao dịch dân sự nên cũng cần đáp ứng các điều kiện cơ bản để có hiệu lực phù hợp theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
  • Các bên tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện, không có sự ép buộc, lừa dối, gây hiểu lầm để xác lập giao dịch.
  • Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Mặc khác, chủ thể giao kết hợp đồng phải là đại diện hợp pháp của thương nhân.
  • Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa theo khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại 2005 bao gồm: Tất cả các loại tài sản là động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai.
  • Nội dung của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
  • Về hình thức của hợp đồng theo Điều 24 Luật Thương mại 2005 quy định Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được ký kết dưới mọi hình thức, trừ những hợp đồng có quy định chuyên ngành như: hợp đồng mua bán quốc tế, hợp đồng mua bán điện, … thì bắt buộc phải bằng văn bản.
  • Ngoài ra, Luật thương mại còn có một số quy định riêng về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài như chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với người nước ngoài; hoạt động mua bán phải được lập thành văn bản…
Các loại tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thường gặp
  • Mô tả hàng hóa không rõ ràng
  • Bên bán vi phạm các điều kiện về thời điểm chuyển giao hàng hóa;
  • Các bên vi phạm các thỏa thuận về điều kiện giao nhận;
  • Bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán;
  • Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
Tại Việt Nam, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa phần lớn xảy ra do bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán.
Những phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Theo quy định của Luật thương mại 2005, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa thì các bên có thể giải quyết bằng con đường thương lượng, Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải, giải quyết tại Trọng tài thương mại, giải quyết tại Tòa án.
Giải quyết tranh chấp bằng Thương lượng
Các bên tự thương lượng với nhau để tìm phương án giải quyết tốt nhất. Tuy nhiên, phương thức này không yêu cầu cam kết pháp lý về việc tuân thủ kết quả thương lượng. Do đó, không loại trừ rủi ro có bên cố ý không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận thương lượng.
Giải quyết tranh chấp bằng Hòa giải
Hòa giải là một quá trình giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư trong đó hòa giải viên là người thứ ba được chính các bên chấp nhận lựa chọn, giúp các bên tranh chấp đạt được sự thỏa thuận.
Trường hợp lựa chọn bên thứ ba là tổ chức hòa giải thì thủ tục thực hiện theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 do Chính phủ ban hành về hòa giải thương mại. Tuy nhiên, tổ chức hòa giải cũng không có chức năng tài phán để ràng buộc các bên tuân thủ theo kết quả hòa giải.
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại
Căn cứ theo Luật Trọng tài thương mại 2010 và Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn, việc lựa chọn Trọng tài phải lưu ý:
  • Phải tồn tại Thỏa thuận trọng tài: theo hợp đồng hoặc theo sự thống nhất của các bên
  • Thỏa thuận trọng tài có thể bị vô hiệu theo một trong các trường hợp tại Điều 18, Luật Trọng tài Thương mại 2010
  • Không thể đồng thời yêu cầu Tòa án và Trọng tài cùng thụ lý giải quyết một tranh chấp;
  • Phán quyết trọng tài có thể bị Tòa án hủy bị bỏ theo một trong các căn cứ tại Điều 68 Luật Trọng tài Thương mại 2010
  • Phán quyết của Trọng tài không bị kháng cáo hay kháng nghị để xét lại theo thủ tục Phúc thẩm như tố tụng Tòa án.
Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án
Trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận trọng tài hoặc có những thỏa thuận này vô hiệu. Hoặc nếu thỏa thuận trọng tài thuộc các trường hợp không thể thực hiện được theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP Hướng dẫn thi hành một số điều luật của luật trọng tài thương mại thì Tòa án sẽ có thẩm quyền xét xử.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Trường hợp hợp đồng không có yếu tố nước ngoài:  cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp Tòa án Việt Nam hoặc Trọng tài thương mại.
Trường hợp hợp đồng có yếu tố nước ngoài: theo khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 464 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp xác lập. Theo đó:
  • Cần xem xét liệu có hiệp định tương trợ tư pháp nào giữa các nước của hai bên tranh chấp không và quy định của hiệp định về vấn đề này như thế nào. Tùy hiệp định tương trợ mà thẩm quyền giải quyết được xác định là Tòa án Việt Nam hay là nước bạn.
  • Tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam, căn cứ vào Điều 469 Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2015. Ví dụ, trường hợp bị đơn là là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về Tòa án Việt Nam, …
  • Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam theo Điều 470 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đối với các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Toàn Long, trường hợp quý khách gặp khó khăn trong việc tìm hiểu pháp luật Việt Nam và không nắm rõ các thủ tục cần thực hiện. Do đó, quý khách có thể ủy quyền cho Luật Toàn Long để thay mặt thực hiện các thủ tục một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả. Luật Toàn Long với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, tận tâm và tạo ra chất lượng phục vụ tốt nhất nhằm hạn chế tối đa chi phí, thời gian của Qúy khách hàng.
 

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay4,185
  • Tháng hiện tại80,772
  • Tổng lượt truy cập1,644,738
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây