Phân loại hàng hóa, xác định mã số HS Hàng hóa xuất nhập khẩu

Thứ ba - 31/10/2023 14:51
Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.Mã HS hàng hoá không còn xa lạ gì với những ai đang tìm hiểu và làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Mã HS giúp cho giúp cho người mua và người bán thống nhất chung về tên sản phẩm, tính chất, tác dụng và phân loại sản phẩm… Không những vậy mã HS Code là cơ sở để các cơ quan của chính phủ như thế: hải quan, cơ quan thuế, phòng thương mại cấp phép cho nhập hay suất một loại hàng hóa nào đó. Bài viết sau Nghiệp vụ Logistics sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về Mã HS và 6 quy tắc phân loại hàng hóa để áp mã HS.
1. Khái niệm phân loại hàng hóa
Phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm mã số, tên gọi, mô tả hàng hóa, đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo.
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.
Phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa. Khi phân loại hàng hóa phải căn cứ hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật và các thông tin khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để xác định tên gọi, mã số của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm mã số, tên gọi, mô tả hàng hóa, đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo.
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa.
2. Nguyên tắc phân loại hàng hóa
(i) Một mặt hàng chỉ có một mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
(ii) Khi phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phải tuân thủ:
a) Điều 26 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
b) Điều 16 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày15/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan;
c) Các nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015.
(iii) Trường hợp thực hiện phân loại hàng hóa theo quy định tại (ii) nêu trên nhưng chưa xác định được mã số duy nhất theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì sử dụng các tài liệu sau:
a) Chú giải chi tiết Danh mục HS;
b) Tuyển tập ý kiến phân loại của WCO;
c) Chú giải bổ sung Danh mục AHTN;
d) Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
3. Sử dụng kết quả phân loại
Kết quả phân loại hàng hóa được sử dụng để áp dụng chính sách quản lý hàng hóa trên cơ sở thực hiện quy định về điều kiện, thủ tục, hồ sơ áp dụng tại Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.
Kết quả phân loại hàng hóa được sử dụng để áp dụng mức thuế đối với một mặt hàng trên cơ sở thực hiện quy định tại các Biểu thuế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai và điều kiện, thủ tục, hồ sơ để được áp dụng mức thuế quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Xác định trước mã số
Trong trường hợp người khai hải quan đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu, người khai hải quan nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước mã số đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn ít nhất 60 ngày trước khi xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng.
Hồ sơ xác định trước mã số gồm:
a) Đơn đề nghị xác định trước mã số theo mẫu số 01/XĐTMS/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính; (Lưu ý điền đầy đủ các thông tin trên đơn.)
b) Tài liệu kỹ thuật do tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số hàng hóa cung cấp (bản phân tích thành phần, catalogue, hình ảnh hàng hóa): 01 bản chụp;
c) Mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có).
Cơ quan hải quan tiếp nhận và xử lý mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Lưu ý: Tổng cục Hải quan sẽ từ chối xác định trước mã số đối với các trường hợp sau:
a) Không đủ điều kiện, hồ sơ xác định trước mã số;
b) Hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số đang chờ kết quả xử lý của cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm:
b.1) Hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số thuộc vụ việc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo về việc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra;
b.2) Hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số đã được Tổng cục Hải quan tiếp nhận và chờ kết quả xử lý.
c) Hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số đã có văn bản hướng dẫn về mã số của cơ quan quản lý nhà nước.
5. Cách thức phân loại một mặt hàng cụ thể
Bước 1: Xác định đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của mặt hàng để xác định bản chất mặt hàng, tên hàng hóa.
Bước 2: Xác định các nhóm hàng có liên quan đến mặt hàng
Bước 3: Căn cứ các quy tắc tổng quát của Tổ chức Hải quan thế giới để phân loại.
QUI TẮC 1
Tên của Phần, Chương hoặc Phân chương được đưa ra chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa phải được xác định theo nội dung của từng nhóm và bất cứ chú giải của các Phần, Chương liên quan và theo các qui tắc dưới đây nếu các nhóm hoặc các Chú giải đó không có yêu cầu nào khác.
QUI TẮC 2
(a) Một mặt hàng được phân loại vào một nhóm hàng thì mặt hàng đó ở dạng chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn thiện cũng thuộc nhóm đó, nếu đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa đó khi đã hoàn chỉnh hoặc hoàn thiện. Cũng phân loại như  vậy đối với hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện hoặc đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa ở dạng hoàn chỉnh hay hoàn thiện (hoặc được phân loại vào dạng hàng hóa đã hoàn chỉnh hay hoàn thiện theo nội dung qui tắc này), nhưng chưa lắp ráp hoặc tháo rời.
(b) Một nguyên liệu, một chất được phân loại trong một nhóm nào đó thì hỗn hợp hay hợp chất của nguyên liệu hoặc chất đó với những nguyên liệu hoặc chất khác cũng thuộc nhóm đó. Hàng hóa làm toàn bộ bằng một loại nguyên liệu hay một chất, hoặc làm một phần bằng nguyên liệu hay chất đó được phân loại trong cùng nhóm. Việc phân loại những hàng hóa làm bằng hai loại nguyên liệu hay hai chất trở lên phải tuân theo Qui tắc 3.
QUI TẮC 3
Khi áp dụng Qui tắc 2(b) hoặc vì bất cứ một lý do nào khác, hàng hóa thoạt nhìn có thể phân loại vào hai hay nhiều nhóm, thì sẽ phân loại như sau:
(a) Nhóm có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát khi thực hiện việc phân loại hàng hóa. Tuy nhiên, khi hai hay nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần của nguyên liệu hoặc chất chứa trong hàng hóa là hỗn hợp hay hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần của hàng hóa trong trường hợp hàng hóa đó ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này được coi như thể hiện đặc trưng ngang nhau về những hàng hóa nói trên, ngay cả khi một trong số các nhóm đó có mô tả đầy đủ hơn hoặc chính xác hơn về những hàng hóa đó.
(b) Những hàng hóa hỗn hợp bao gồm nhiều nguyên liệu khác nhau hoặc những hàng hóa được làm từ nhiều bộ phận cấu thành khác nhau, và những hàng hóa ở dạng bộ để bán lẻ, nếu không phân loại được theo Qui tắc 3(a), thì phân loại theo nguyên liệu hoặc bộ phận cấu thành tạo ra đặc tính cơ bản của chúng, trong chừng mực tiêu chí này được áp dụng.       
(c) Khi hàng hóa không thể phân loại theo Qui tắc 3 (a) hoặc 3(b) nêu trên thì phân loại vào nhóm cuối cùng theo thứ tự đánh số trong số các nhóm tương đương được xem xét.
QUI TẮC 4
Hàng hóa không thể phân loại theo đúng các Qui tắc trên đây thì được phân loại vào nhóm phù hợp với loại hàng hóa giống chúng nhất.
QUI TẮC 5
Những qui định sau được áp dụng cho những hàng hóa dưới đây:
(a) Bao đựng máy ảnh, máy quay phim, hộp đựng nhạc cụ, bao súng, hộp đựng dụng cụ vẽ, hộp tư trang và các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này. Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng;        
(b) Ngoài Qui tắc 5 (a) nêu trên, bao bì đựng hàng hóa được phân loại cùng với hàng hóa đó khi bao bì là loại thường được dùng cho loại hàng hóa đó. Tuy nhiên, nguyên tắc này không áp dụng đối với các loại bao bì mà rõ ràng là phù hợp để dùng lặp lại.
QUI TẮC 6
Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải được xác định phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm và các chú giải phân nhóm có liên quan, và các Qui tắc trên với những sửa đổi về chi tiết cho thích hợp, trong điều kiện là chỉ có những phân nhóm cùng cấp độ mới so sánh được. Theo Qui tắc này thì các chú giải phần và chương có  liên quan cũng được áp dụng, trừ khi nội dung mô tả trong phân nhóm có những yêu cầu khác.
6. Căn cứ pháp lý để thực hiện thủ tục
- Điều 26 Luật Hải quan số 54/2014/HQ13;
- Điều 23, 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ;
- Khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ;
- Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
-  Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Toàn Long, trường hợp quý khách gặp khó khăn trong việc tìm hiểu pháp luật Việt Nam và không nắm rõ các thủ tục cần thực hiện. Do đó, quý khách có thể ủy quyền cho Luật Toàn Long để thay mặt thực hiện các thủ tục một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả. Luật Toàn Long với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, tận tâm và tạo ra chất lượng phục vụ tốt nhất nhằm hạn chế tối đa chi phí, thời gian của Qúy khách hàng.

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay4,730
  • Tháng hiện tại81,317
  • Tổng lượt truy cập1,645,283
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây