Chính phủ kiến nghị Quốc hội ưu tiên nguồn lực riêng làm đường sắt tốc độ cao

Thứ năm - 19/10/2023 14:26
Chính phủ kiến nghị Quốc hội ưu tiên dành nguồn lực đầu tư riêng cho dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, huy động nguồn lực của các địa phương để tham gia đầu tư dự án.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng ký báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về việc thực hiện chính sách phát triển giao thông đường sắt và sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư vận tải đường sắt.
Một trong những nội dung đáng chú ý được Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng báo cáo Quốc hội là tình hình đầu tư các tuyến đường sắt đô thị cũng nhưng định hướng phát triển đường sắt cao tốc trong thời gian tới.
Đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM đều chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư
Về đường sắt đô thị, Chính phủ nêu rõ quy hoạch tại Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 410km; nghiên cứu xây dựng các tuyến kết nối với các đô thị vệ tinh; quy hoạch một số tuyến tàu điện một ray nhằm hỗ trợ hệ thống đường sắt đô thị.
Còn TP.HCM sẽ xây dựng 8 tuyến xuyên tâm và vành đai nối các trung tâm chính của thành phố với chiều dài khoảng 173km; 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray.
Ngoài ra, Chính phủ đã định hướng quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị trong một số quy hoạch tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bình Hương, Bà Rịa - Vũng Tàu…
Tuy nhiên, tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM đều chậm so với dự kiến. Đến nay mới đưa vào khai thác 13km đạt 10,4% tổng chiều dài mạng lưới cần đầu tư trước năm 2020. Hiện Chính phủ đã chỉ đạo Hà Nội, TP.HCM đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án theo quy hoạch đã phê duyệt.
Hiện nay mới có tuyến Cát Linh – Hà Đông đưa vào khai thác, hiệu quả cao, sau 22 tháng vận chuyển được 16 triệu hành khách, bình quân 30.000 hành khách/ngày.
Tuy nhiên, thị phần vận tải đường sắt đô thị chưa đáp ứng được khoảng 15%-20% nhu cầu vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội và TP.HCM như quy hoạch đề ra.
Trong khi đó, việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM đều chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư.
Chính phủ cũng nêu rõ nguồn lực đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM đến năm 2023 là gần 71.500 tỷ đồng. Trong đó, ở Hà Nội là hơn 39.500 tỷ đồng để đầu tư 4 dự án; ở TP.HCM là gần 32.000 tỷ để chuẩn bị và thực hiện đầu tư đối với 2 dự án.
Năm 2050, hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chính phủ nhấn mạnh đã chỉ đạo triển khai các dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng; trong đó có đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Liên quan dự án này, Bộ GTVT đã tổ chức đoàn công tác liên ngành đi nghiên cứu kinh nghiệm tại 4 nước có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển (Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Đức), để cập nhật, bổ sung, hoàn thiện đề án báo cáo Ban cán sự đảng Chính phủ xem xét, trình Bộ Chính trị. Chính phủ đề ra mục tiêu dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2025.
Về định hướng phát triển ngành đường sắt, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ nâng cấp, cải tạo 7 tuyến đường sắt hiện có; triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam (Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP.HCM).
Chính phủ cũng sẽ ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa - Vũng Tàu; kết nối TP.HCM với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia. Các dự án này có tổng nhu cầu vốn dự kiến khoảng 240.000 tỷ đồng.
Trong tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội và TP.HCM, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, khu công nghiệp, đường sắt kết nối quốc tế.
Để đạt được các mục tiêu này, Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư phát triển lĩnh vực đường sắt trong từng giai đoạn của kế hoạch trung hạn. Trong đó, ưu tiên dành nguồn lực đầu tư riêng cho dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, huy động nguồn lực của các địa phương để tham gia đầu tư dự án.
Nguồn: Thu Hằng

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay28
  • Tháng hiện tại20,531
  • Tổng lượt truy cập1,584,497
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây