Quyền thừa kế của trẻ sinh ra nhờ thụ tinh khi người cha đã mất

Thứ hai - 03/10/2016 15:31

quyen thua ke cho tre sinh ra bang thu tinh khi cha da mat

quyen thua ke cho tre sinh ra bang thu tinh khi cha da mat
Nếu người chồng qua đời, vợ có thể sinh con thông qua thụ tinh trong ống nghiệm được không? Con có được hưởng thừa kế từ chồng không? Quy định của pháp luật về quyền thừa kế của trẻ được sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm như thế nào?

 

Trên thế giới, có khá nhiều đứa trẻ chào đời nhờ vào phương pháp thụ tinh nhân tạo với từ tinh trùng của người bố đã mất trước đó

Ngày 09/12/2013, một sản phụ tại Hà Nội sinh đôi hai bé trai tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng từ người chồng đã chết cách đó 3 năm. Đây là ca thụ tinh nhân tạo từ tinh trùng người chết lần đầu tiên tại Việt Nam.
Vậy, những vấn đề pháp lý nào phát sinh trong trường hợp này? Luật Toàn Long xin đưa ra một vài phân tích như sau:

 

quyen thua ke cho tre sinh ra bang thu tinh khi cha da mat

 

Về việc lưu giữ tinh trùng và sinh con
Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, việc gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Người chồng hoặc người vợ trong những cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh;
- Người có nguyện vọng muốn lưu giữ cá nhân;
- Người tình nguyện hiến tinh trùng, hiến noãn, hiến phôi;
-  Cặp vợ chồng vô sinh hoặc phụ nữ độc thân lưu giữ phôi còn dư sau khi thụ tinh trong ống nghiệm thành công.
Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP cũng quy định: “Trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi bị chết mà cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi nhận được thông báo kèm theo bản sao giấy khai tử hợp pháp từ phía gia đình người gửi thì phải hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người đó, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản”.
Theo quy định nêu trên thì vợ chồng thuộc diện được gửi giữ tinh trùng hoặc muốn lưu giữ tinh trùng thì người chồng làm đơn yêu cầu lưu giữ tinh trùng cá nhân. Nếu sau này vợ muốn sinh con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm sau khi chồng qua đời thì phải “có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản” tinh trùng của chồng tại bệnh viện.
Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP, việc lưu giữ tinh trùng của người chồng cần được thực hiện “tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ông nghiệm”.

Về vấn đề xác định cha cho con
Theo Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP: Người vợ hoặc người chồng sử dụng tinh trùng, noãn, phôi của người vợ hoặc người chồng đã chết… “ làm phát sinh các quan hệ hôn nhân gia đình thì thực hiện theo quy định của Pháp luật Hôn nhân gia đình và Pháp luật Dân sự”.
Theo quy định tại Điều 65 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, quan hệ Hôn nhân của vợ chồng chấm dứt kể từ thời điểm người chống/ vợ chết.
Nếu con được sinh ra từ tinh trùng của người chồng để lại sau khi qua đời thì việc nhận cha cho con cũng như việc thừa kế của đứa trẻ đó sẽ dựa vào các quy định sau:
  • Việc xác định cha cho con được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: “ Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân..” Theo đó, nếu con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm người chồng chết thì về nguyên tắc, chồng được xác định là cha cho con.
  • Trường hợp con sinh ra sau 300 ngày kể từ thời điểm người chồng chết (hôn nhân chấm dứt) sẽ không được coi là con chung trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy, nếu muốn xác định cha cho con thì phải làm thủ tục xác nhận cha cho con theo quy định tại Khoản 3 Điều 102 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Sau khi thực hiện thủ tục này, người chồng được pháp luật thừa nhận là cha của con.
Song trên thực tế, để xác định con là của người chồng đã qua đời, Tòa phải yêu cầu tiến hành thủ tục Giám định AND, kết quả phài trùng khớp tới 99,9999%. Sau khi có kết quả giám định và kết luận của Tòa án, UBND xã, phường mới căn cứ vào đó để cấp Giấy khai sinh cho đứa trẻ sinh ra từ tinh trùng của người cha đã qua đời.
Nếu UBND xã, phường cấp giấy khai sinh theo giấy tờ chứng nhận vụ tai nạn hay chứng nhận của bệnh viện vẫn chưa đủ cơ sở pháp lý. Hai cơ sở này chưa đủ căn cứ pháp luật để khẳng định đó là con của người chồng đã mất.
 
Vấn đề thừa kế của người con sinh ra từ tinh trùng của người cha đã qua đời
Theo quy định tại Điều 635 Bộ luật Dân sự 2005: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết”. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu làm thụ tinh ống nghiệm từ tinh trùng của người chồng sau khi người này qua đời thì con không được thừa kế tài sản vì người con được thành thai sau khi người cha qua đời.
Ở đây sẽ xảy ra mâu thuẫn trong thi hành luật: Nếu bản án của Tòa xác định, đứa bé là con người cha đã mất thì đứa trẻ sẽ là người thừa kế. Tuy nhiên, áp dụng luật thừa kế vào trường hợp này sẽ tạo nên sự “va chạm” khi luật này quy định, “Người thừa kế phải là người thành thai khi người để lại tài sản đã mất”. Do vậy, dù có bản án kết luận của tòa, đứa trẻ cũng sẽ không được hưởng tài sản để lại.
Từ đó, có thể thấy luật hiện hành vẫn còn nhiều bất cập, chưa cập nhật được tiến bộ của khoa học kỹ thuật đối với đời sống, đặc biệt là đối với những trường hợp chưa từng xảy ra.

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thống kê
  • Đang truy cập14
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay2,385
  • Tháng hiện tại9,221
  • Tổng lượt truy cập1,573,187
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây