Hợp đồng ủy quyền - Những lưu ý trước khi ký kết hợp đồng

Thứ tư - 27/12/2023 16:34
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, những giao dịch dân sự, thương mại diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải lúc nào các chủ thể cũng có thể trực tiếp tham gia vào giao dịch nên cần thông qua các đại diện theo ủy quyền.
Hình minh họa
Hình minh họa
Thời hạn ủy quyền
Căn cứ Điều 563, Bộ luật Dân sự 2015 về Thời hạn ủy quyền thì thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; trường hợp nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền trong hợp đồng
Quyền của bên ủy quyền
Theo Điều 568, Bộ luật Dân sự 2015, bên ủy quyền trong quan hệ hợp đồng ủy quyền có các quyền lợi sau:
- Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền;
- Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
- Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này;
- Bên ủy quyền có quyền kiểm soát các hành vi thực hiện giao dịch của bên được ủy quyền. Nếu bên được ủy quyền thực hiện nghĩa vụ của mình không đúng hoặc có thể gây thiệt hại, bên ủy quyền có thể đình chỉ việc ủy quyền;
- Các quyền khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của bên ủy quyền
Ngoài những quyền lợi được pháp luật công nhận, Bộ luật Dân sự cũng quy định rõ về những nghĩa vụ đối với bên ủy quyền trong Điều 567:
- Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc;
- Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền;
- Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao;
- Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền trong hợp đồng
 Quyền của bên được ủy quyền
Là một trong những chủ thể quan trọng của hợp đồng ủy quyền, Điều 566, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các quyền lợi của bên được ủy quyền trong hợp đồng như sau:
- Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền;
- Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận;
- Các quyền khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền
Song song với những quyền lợi được trao, bên được ủy quyền có những nghĩa vụ được quy định cụ thể theo Điều 565, Bộ luật Dân sự 2015:
- Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
- Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
- Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
- Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.
- Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Uỷ quyền lại
Theo Điều 564 Bộ luật dân sự năm 2015, người được ủy quyền có thể ủy quyền lại cho người thứ ba thực hiện các hành vi được ủy quyền nếu được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Khi người được ủy quyền ủy quyền lại cho người thứ ba thực hiện một số hành vi pháp lý thì người được ủy quyền và người thứ ba đại diện cho người ủy quyền tham gia giao dịch với người khác trong phạm vi được ủy quyền. Việc ủy quyền và ủy quyền lại phải lập thành văn bản. Nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định thì phải công chứng hoặc chứng thực.
Hình thức của hợp đồng uỷ quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu. Hình thức ủy quyền là căn cứ pháp lý để xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của người được ủy quyền, xác định trách nhiệm dân sự của người ủy quyền hoặc của người được ủy quyền.

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

 Tags: hợp đồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay2,866
  • Tháng hiện tại79,453
  • Tổng lượt truy cập1,643,419
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây