Quy định về giành quyền nuôi con trong ly hôn

Thứ bảy - 23/12/2023 10:08
Chào Luật sư! Tôi và chồng tôi đang giải quyết vấn đề ly hôn, nhưng chúng tôi không thoả thuận được với nhau về quyền nuôi con, con chúng tôi hiện tại được 5 tuổi. Tôi và chồng tôi cũng muốn nuôi cháu bé, vậy tôi phải làm thế nào để giành được quyền nuôi con? Xin cảm ơn.
Hình minh họa. Nguồn internet
Hình minh họa. Nguồn internet
Chào Luật sư! Tôi và chồng tôi đang giải quyết vấn đề ly hôn, nhưng chúng tôi không thoả thuận được với nhau về quyền nuôi con, con chúng tôi hiện tại được 5 tuổi. Tôi và chồng tôi cũng muốn nuôi cháu bé, vậy tôi phải làm thế nào để giành được quyền nuôi con? Xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty TNHH Luật Toàn Long, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý : Luật hôn nhân và gia đình 2014
Căn cứ theo điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn như sau
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Theo chị trình bày thì con của chị nay đã được 4 tuổi nên không được giao cho mẹ trực tiếp nuôi theo khoản 3 điều 81 Luật hôn nhân và gia đình. Vì vậy chị và chồng chị đều có thể giành quyền nuôi con sau ly hôn.
Vậy muốn giành quyền nuôi con, chị phải chứng minh mình có điều kiện nuôi con hơn chồng của chị. Những điều kiện cần chứng minh là về vật chất và tinh thần cụ thể như sau:
- Điều kiện về vật chất (kinh tế):
Chị phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như:
+ Thu nhập thực tế
+ Công việc ổn định
+ Có chỗ ở ổn đinh
Theo đó Chị phải có điều kiện về tài chính hơn so với chồng, mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé.
Để chứng minh được vấn đề này chị cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),...
- Điều kiện về tinh thần:
Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ...
Như vậy, để giành quyền nuôi con chị phải chứng minh được các điều kiện mọi mặt mà chị giành được cho con.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Toàn Long, trường hợp quý khách gặp khó khăn trong việc tìm hiểu pháp luật Việt Nam và không nắm rõ các thủ tục cần thực hiện. Do đó, quý khách có thể ủy quyền cho Luật Toàn Long để thay mặt thực hiện các thủ tục một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả. Luật Toàn Long với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, tận tâm và tạo ra chất lượng phục vụ tốt nhất nhằm hạn chế tối đa chi phí, thời gian của Qúy khách hàng.

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập11
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay1,089
  • Tháng hiện tại82,478
  • Tổng lượt truy cập1,646,444
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây