Hồ sơ, thủ tục đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định thế nào?

Thứ ba - 24/10/2023 03:28
Luật Toàn Long hướng dẫn chi tiết hồ sơ, thủ tục đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được quy định thế nào? Kính mời quý bạn đọc theo dõi
Hình minh họa
Hình minh họa
Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm những gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 10/2015/NĐ-CP và Mục 2 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3444/QĐ-BYT năm 2020.
Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bao gồm:
- Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ;
- Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
- Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;
- Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận;
- Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
- Bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi và đã từng sinh con;
- Bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này;
- Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.
- Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;
- Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;
- Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;
- Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định.
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Trình tự thực hiện thủ tục đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ra sao?

Trình tự thực hiện thủ tục đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được tuân theo các bước tại Mục 2 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3444/QĐ-BYT năm 2020 như sau:
- Bước 1: Cặp vợ chồng vô sinh gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật này, gồm Bệnh viện Phụ sản trung ương; Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế; Bệnh viện Từ Dũ và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
- Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ sở được cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ
- Bước 3: Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.
Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị là bao nhiêu ngày?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 10/2015/NĐ-CP, Mục 2 Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3444/QĐ-BYT năm 2020.
Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này thì phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.
Nguyên tắc áp dụng kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hiện nay ra sao?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP, việc áp dụng kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hiện nay được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
- Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
- Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện.
- Việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân theo quy trình kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay7,658
  • Tháng hiện tại95,432
  • Tổng lượt truy cập1,659,398
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây