Chế tài xử phạt hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng

Thứ sáu - 12/04/2024 21:53
Một trong những nguyên tắc của chế độ hôn nhân gia đình là sự tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng. Tuy nhiên, khi xã hội phát triển, hội nhập nhiều nền văn hóa từ nhiều quốc gia khác nhau, một bộ phận người dân không còn coi trọng và tuân thủ nguyên tắc này. Vậy pháp luật quy định hình thức xử lý như thế nào để bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng?
Hình minh họa
Hình minh họa
1. Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng là thế nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, hôn nhân được hiểu là quan hệ vợ và chồng sau khi đăng ký kết hôn.
Theo đó, chế độ hôn nhân và gia đình là những quy định của pháp luật về kết hôn, ly hôn; trong đó phát sinh quan hệ quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái cùng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình; chế độ về cấp dưỡng; việc xác định quan hệ cha, mẹ, con; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng những vấn đề liên quan khác trong hôn nhân và gia đình. Do đó, hôn nhân gia đình là một điều thiêng liêng được pháp luật bảo vệ. Nguyên tắc về chế độ hôn nhân của Việt Nam là chế độ một vợ, một chồng.
Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng được hiểu là người nào đang có vợ, có chồng mà thực hiện việc chung sống như vợ chồng hay thực hiện kết hôn với người khác; hoặc trường hợp đang độc thân chưa có vợ hay có chồng mà thực hiện việc chung sống như vợ chồng hay thực hiện kết hôn với người khác mà đối tượng này là người đã có gia đình, tức đã có chồng, có vợ mà biết rõ việc đó.
2. Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng chịu chế tài xử lý như thế nào?
Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, người nào thực hiện hành vi xâm phạm đến chế độ một vợ một chồng sẽ phải chịu chế tài xử lý như sau:
2.1. Xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm quy định về chế độ hôn nhân một vợ, một chồng phải chịu mức xử phạt như sau:
– Mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng:
+ Người nào đang có vợ hoặc đang có chồng mà thực hiện hành vi chung sống như vợ chồng với người khác.
+ Hành vi đang có vợ hoặc đang có chồng mà thực hiện kết hôn với người khác; hoặc người nào đang độc thân chưa có vợ hay có chồng thực hiện kết hôn với người khác, đối tượng này lại đang có chồng hoặc có vợ và người kia biết rõ việc này
+ Người nào đang trong tình trạng độc thân chưa có vợ, có chồng thực hiện hành vi chung sống như vợ chồng với người khác mà biết rõ người đó đã có chồng hoặc có vợ rồi.
+ Chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn đối với mẹ vợ với con rể, cha chồng với con dâu, người trước đây là từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
– Mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng:
+ Chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn giữa con nuôi với cha, mẹ nuôi với nhau.
+ Thực hiện việc chung sống như vợ chồng hoặc kết hôn với những người cùng dòng máu trực hệ hay những người trong phạm vi ba đời.
2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình người khác, tức là đang vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng nếu như có đủ yếu tố gây ra hậu quả nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015, cụ thể như sau:
* Mức xử phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm khi thực hiện hành vi:
– Cá nhân người nào đang có vợ hoặc đang có chồng thực hiện chung sống như vợ chồng, hay kết hôn với người khác.
– Người nào đang trong tình trạng độc thân chưa có vợ, có chồng nhưng thực hiện chung sống như vợ chồng hay kết hôn với người khác mà biết rõ rằng người này đã có gia đình, có vợ, có chồng rồi.
Từ đó gây ra hậu quả:
– Khiến cho quan hệ hôn nhân của một trong hai bên phải ly hôn.
– Hay trước đó đối tượng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng rồi mà vẫn còn tiếp tục vi phạm.
* Mức phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Thực hiện hành vi gây hậu quả khiến cho chồng hoặc vợ hoặc con của một trong hai bên tự sát.
– Vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ bất chính mặc dù trước đó đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc chấm dứt việc chung sống như vợ chồng vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
 

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê
  • Đang truy cập60
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm52
  • Hôm nay6,321
  • Tháng hiện tại100,076
  • Tổng lượt truy cập1,664,042
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây