Bạo lực gia đình và các hành vi bạo lực gia đình

Thứ năm - 06/04/2023 05:33
Trong xã hội hiện nay, bạo lực gia đình diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như đánh đập, hành hạ, gây thương tích cho nạn nhân, cưỡng hiếp, khủng bố tinh thần, cô lập nạn nhân trước những mối quan hệ gia đình và xã hội, bao vây kinh tế, kiểm soát tiền bạc. Những hành vi bạo lực đó gây ra những tiêu cực về mặt xã hội, dẫn đến sự bất ổn trong gia đình và xã hội.
Hinh minh họa. Nguồn internet
Hinh minh họa. Nguồn internet

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Theo định nghĩa này, bạo lực gia đình phải là “hành vi cố ý” – tức đây là hành vi có chủ đích của thành viên trong gia đình nhằm gây tổn hại cho thành viên khác trong gia đình. Như vậy, nếu một thành viên trong gia đình do vô ý mà gây ra tổn hại cho thành viên khác thì không bị coi là bạo lực gia đình. Hành vi bạo lực gia đình đã được thực hiện và gây ra tổn hại hoặc chưa gây ra tổn hại thực tế nhưng có khả năng gây ra tổn hại cho thành viên khác trong gia đình. Các tổn hại mà nạn nhân bạo lực gia đình phải gánh chịu bao gồm: (i) Tổn hạn về thể chất: bị đánh đập, tra tấn về cơ thể…; (ii) Tổn hại về tinh thần: bị lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm…; (iii) Tổn hại về kinh tế: bị phá hoại tài sản riêng, bị bắt đóng góp tài chính quá khả năng hay tình trạng phụ thuộc về kinh tế.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, các hành vi bạo lực gia đình gồm:

(a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng. Đây là những hành vi xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng của thành viên trong gia đình.

(b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Đây là các hành vi bạo lực gia đình tác động đến tình thần của nạn nhân bạo lực gia đình.

(c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

(d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

(đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

(e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

(g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

(h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

(i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Cũng cần lưu ý thêm rằng, các hành vi bạo lực gia đình trên được áp dụng đối với các gia đình nói chung và đồng thời cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng. Đây là một quy định chặt chẽ của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình vì thực tế tại nước ta cho thấy, nhiều trường hợp vợ chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ sống chung như vợ chồng nhưng những chủ thể này vẫn thường xuyên bị bạo lực từ người vợ/chồng đã ly hôn hoặc từ người chung sống cùng với họ.
 

bạo lực gđ là gì

Các hành vi bạo lực gia đình được liệt kê trong Luật được chia làm 4 nhóm: bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục:

Nhóm 1, nhóm hành vi bạo lực về tinh thần bao gồm các hành vi lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng hoặc ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau, hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở, cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

Nhóm 2, hành vi bạo lực về thể chất hay thể xác bao gồm hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.

Nhóm 3, nhóm hành vi bạo lực về kinh tế bao gồm chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình hay cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ hoặc là kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.

Nhóm 4, nhóm hành vi bạo lực về tình dục gồm có hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục.

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập4
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay4,157
  • Tháng hiện tại85,546
  • Tổng lượt truy cập1,649,512
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây