Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo

Thứ ba - 28/03/2023 08:46
Gạo là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi xay để tách bỏ vỏ trấu. Hạt gạo sau khi xay được gọi là gạo lứt hay gạo lật, nếu tiếp tục xát để tách cám thì gọi là gạo xát hay gạo trắng.
Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo
   Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh gạo muốn xuất khẩu gạo nhưng không biết cần phải xin ở đâu hay giấy phép gì để kinh doanh xuất khẩu gạo.

1. Căn cứ pháp lý
- Nghị định 107/2018/NĐ-CP
- Thông tư 12/2013/TT-BNNPTNT Quy định kỹ thuật Quốc gia kho chứa khóc
2. Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo ( Quy định tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP)

   Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (QCVN 01 - 133: 2013/BNNPTNT);

b) Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (QCVN 01 - 134: 2013/BNNPTNT).

   Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.

   Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
3. Trường hợp nào không phải xin giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo (quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP)
   Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định trên, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định tại Điều 12 và có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 107/2018/NĐ-CP.

   Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn theo quy định tại điểm đ khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định 107/2018/NĐ-CP.

4. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP)

   a) Thẩm quyền cấp giấy phép xuất khẩu gạo:

    Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận cho thương nhân theo quy định tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP

   b) Thành phần Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận giấy phép xuất khẩu gạo ( hay giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo) gồm:

- Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;

- Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.

Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.

   c) Trình tự thực hiện xin giấy phép xuất khẩu gạo ( hay còn gọi là giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo):

   Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.

   Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều này và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.

   Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.

Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

   d) Hiệu lực của giấy phép xuất khẩu gạo ( hay giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo)

   Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.
5. Các trường hợp cấp giấy phép xuất khẩu gạo, điều chỉnh nội dụng giấy phép xuất khẩu gạo
   a) Trường hợp cấp giấy phép xuất khẩu gạo ( hay còn gọi là giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo) thay thế giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực:
Việc cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân để thay thế Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực được thực hiện như sau:
- Tối thiểu 30 ngày trước ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận, thương nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo quy định như cấp mới đến Bộ Công Thương;
- Số lượng bộ hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ, thời hạn xem xét, cấp Giấy chứng nhận mới thực hiện theo quy định tại như cấp mới.
   
 b) Trường hợp nào cấp, điều chỉnh nội dung giấy phép xuất khẩu gạo ( hay còn gọi là giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo) (Điều 7 Nghị định 107/2018/NĐ-CP)
   
Bộ Công Thương xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận trong các trường hợp Giấy chứng nhận bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy. 
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận gồm:

- Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp. Trường hợp không còn bản chính do bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy, thương nhân phải có báo cáo giải trình và nêu rõ lý do.
   Bộ Công Thương xem xét, điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận trong các trường hợp có sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận.
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận gồm:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP: 01 bản chính;
- Các tài liệu liên quan đến sự thay đổi nội dung Giấy chứng nhận: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
   Thương nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương hoặc gửi qua đường bưu điện (địa chỉ nhận hồ sơ: Bộ Công Thương, số 54, Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội) hoặc nộp hồ sơ trên Trang dịch vụ công trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương.
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương, thương nhân có thể nộp bản chụp các giấy tờ, tài liệu quy định và xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu.
  Thời hạn xem xét, cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không đồng ý cấp lại hoặc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận được cấp lại : 05 năm.
  c) Trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận giấy phép xuất khẩu gạo ( hay còn gọi là giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo) Điều 8 Nghị định 107/2018/NĐ-CP
Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:
- Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đề nghị thu hồi;
- Thương nhân bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
- Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Thương nhân không xuất khẩu gạo trong thời gian 18 tháng liên tục, trừ trường hợp thương nhân đã thông báo tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Thương nhân không duy trì đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định này trong quá trình kinh doanh;
- Thương nhân kê khai không đúng thực tế kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo hoặc có gian lận khác để được cấp Giấy chứng nhận;
- Thương nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chỉ đạo, điều hành của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 15 Nghị định 107/2018/NĐ-CP.
   d) Giấy tờ khách hàng cần cung cấp liên quan đến thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu gạo ( hay còn gọi là giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo)
- Địa chỉ kho chứa gạo
- Địa chỉ say sát thóc
- Giấy tờ iso 22000, HACCP
- Giấy đăng ký kinh doanh

Trên đây là quy định về Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu gạo. Mọi yêu cầu liên quan tới thủ tục, Quý khách vui lòng liên hệ Luật Toàn Long tại Hotline: 0936.521.533 hoặc gửi Email: luattoanlong@gmail.com để được hỗ trợ nhanh chóng!

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập4
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay869
  • Tháng hiện tại7,705
  • Tổng lượt truy cập1,571,671
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây