Pháp luật Việt Nam việc tuân thủ pháp luật cạnh tranh trong M&A

Thứ năm - 19/10/2023 03:56
Số liệu được công bố mới đây tại tọa đàm “Thông báo tập trung kinh tế: Tuân thủ để cạnh tranh công bằng” cho thấy trong hơn 20 năm qua, ước tính Việt Nam đã có hơn 4.000 thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với giá trị đạt gần 50 tỷ USD.
Hinh minh họa. Nguồn internet
Hinh minh họa. Nguồn internet
Tuân thủ pháp luật cạnh tranh trong các giao dịch M&A
Mua bán và sáp nhập ngày một gia tăng nhưng song hành là chính sách kiểm soát tập trung kinh tế cần được quan tâm đồng bộ, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh, vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật về tập trung kinh tế... Theo các chuyên gia, các M&A bùng nổ một mặt là tín hiệu tốt cho thị trường, nhưng mặt khác cũng đặt ra bài toán tăng cường kiểm soát tập trung kinh tế từ phía cơ quan quản lý. Bởi "tập trung kinh tế có thể tiềm ẩn khả năng gây ra những hành vi hạn chế cạnh tranh như thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng sức mạnh thị trường, từ đó suy giảm hiệu quả kinh tế cũng như xâm hại lợi ích người tiêu dùng".
Đại diện Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cho rằng M&A và tập trung kinh tế là quyền tự do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được thực hiện và pháp luật không cấm khi doanh nghiệp lớn mạnh bằng chính nội lực của mình. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp lớn mạnh và đạt được sức mạnh thị trường nhất định, có vị trí thống lĩnh hay vị trí độc quyền nhưng thông qua hình thức M&A, tức là đi thâu tóm lại doanh nghiệp khác hoặc kết hợp sức mạnh thị trường với một doanh nghiệp khác không phải do nội lực của mình thì pháp luật cạnh tranh của tất cả các nước đều kiểm soát nhằm đánh giá, ngăn ngừa những yếu tố tiềm ẩn khi hình thành vị trí thống lĩnh hay độc quyền do M&A mang lại. Đây là lý do cần kiểm soát tập trung kinh tế.
Pháp luật cạnh tranh Việt Nam đưa ra các ngưỡng để doanh nghiệp có nghĩa vụ, trách nhiệm phải thông báo về tập trung kinh tế, đó là: tổng tài sản trên thị trường Việt Nam; tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam; giá trị của giao dịch tập trung kinh tế và thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan tại Việt Nam.
Do đó, nhiều chuyên gia khuyến nghị để tránh rủi ro pháp lý và các chế tài nghiêm khắc thì các doanh nghiệp nên chủ động tự xác định giao dịch của mình có thuộc trường hợp tập trung kinh tế phải thông báo hay không. Từ đó, chuẩn bị hồ sơ thông báo tập trung kinh tế theo đúng quy định của pháp luật cạnh tranh.
Theo đó, với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường, chỉ cần một doanh nghiệp có ý định thực hiện tập trung kinh tế, nếu doanh nghiệp đó có tổng tài sản hay doanh thu trên thị trường của năm trước năm dự kiến tập trung kinh tế từ 3.000 tỷ đồng trở nên thì cần thực hiện thủ tục thông báo, hoặc giá trị giao dịch của thương vụ mua lại từ 1.000 tỷ trở lên được thực hiện tại thị trường Việt Nam.
Trong trường hợp các doanh nghiệp có tổng tài sản hay tổng doanh thu dưới 3.000 tỷ đồng và giá trị giao dịch chỉ một vài trăm tỷ thì doanh nghiệp cũng cần xem liệu thị phần kết hợp trên thị trường liên quan (thị trường doanh nghiệp dự định tập trung kinh tế) có trên 20% hay không? Nếu các tiêu chí trên không đảm bảo nhưng thị phần lại trên 20% thì doanh nghiệp vẫn cần thực hiện thông báo hồ sơ tập trung kinh tế.
Phạt tiền tối đa là hai tỉ đồng đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh.
Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh; tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu mức xử phạt hành chính được quy định trong Mục 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP. Chế tài phạt hành chính có thể là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền là chủ yếu. Cụ thể:
- Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh bị phạt tiền từ 200 - 300 triệu đồng
- Hành vi ép buộc trong kinh doanh (đe dọa hoặc cưỡng ép để đối tác của doanh nghiệp khác không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó): bị phạt tiền từ 200 - 300 triệu đồng (nếu ép buộc hách hàng hoặc đối tác kinh doanh lớn nhất của đối thủ cạnh tranh).
- Hành vi cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bị phạt tiền từ 200 - 300 triệu đồng (cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp).
- Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bị phạt tiền từ 100 - 150 triệu đồng với hành vi trực tiếp cản trở, làm gián đoạn kinh doanh của doanh nghiệp khác.
- Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính bị phạt tiền từ 100 - 200 triệu đồng
- Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ bị phạt tiền từ 800 triệu - 01 tỷ đồng
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm; tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một; một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;
- Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền;  Loại bỏ điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng; thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh; Chia, tách, bán lại một phần hoặc toàn bộ vốn góp; tài sản của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế;  Chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giá mua; giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế; Cải chính công khai; Các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động của hành vi vi phạm.
Vi phạm quy định về cạnh tranh bị xử lý hình sự trong những trường hợp nào?
Tại Điều 217 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 quy định riêng về Tội vi phạm quy định về cạnh tranh, theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác từ 01 - dưới 05 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
- Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
- Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp:
+ Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
+ Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
+ Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ;
+ Thỏa thuận hạn chế phát triển công nghệ, kỹ thuật, hạn chế đầu tư;
+ Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
Điều 217 Bộ luật hình sự quy định các mức phạt với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh như sau:
Phạt tiền từ 200 - 01 tỷ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm.
Phạt tiền từ 01 - 03 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm:  Phạm tội 02 lần trở lên;  Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;  Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền; Thu lợi bất chính từ 03 tỷ đồng trở lên; Gây thiệt hại cho người khác 05 tỷ đồng trở lên. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay7,658
  • Tháng hiện tại95,565
  • Tổng lượt truy cập1,659,531
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây