Đăng ký quyền sử dụng đất

Thứ tư - 15/03/2023 09:13
Đất đai là loại tài sản có giá trị lớn và có tầm quan trọng đối với chủ sở hữu. Vì vậy, hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch, ngăn ngừa tranh chấp và cung cấp chứng cứ để giải quyết tranh chấp đất đai.
  1. Pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất
Đăng ký quyền sử dụng đất là nghĩa vụ, trách niệm của từng người sử dụng đất và cơ quan nhà nước làm nhiệm vụ quản lý đất đai. Đăng ký quyền sử dụng đất được chia thành 2 loại: đăng ký ban đầu và đăng ký biên động quyền sử dụng đất.
  1. Đăng ký ban đầu
Đăng ký ban đầu được thực hiện khi người sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của Cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước.
  1. Đăng ký biên động quyền sử dụng đất
Đăng ký biến động được thực hiện khi người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có những thay đổi trong quá trình thực hiện quyền hoặc các biến đổi khác cần cập nhật thông tin để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp.
  1. Các trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất
Việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
– Người đang sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Người sử dụng đất thực hiên quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
– Người nhận chuyển quyền sử dụng đất;
– Người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đổi tên, chuyển mục đích sử dụng đất, thay đổi thời hạn sử dụng đất hoặc có thay đổi đường ranh giới thửa đất;
– Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
  1. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại
Pháp luật quy định về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho; thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại Điều 188 Luật Đất đai 2013:
Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổ; chuyển nhượng; cho thuê; cho thuê lại; thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi; chuyển nhượng; cho thuê; cho thuê lại, thừa kế; tặng cho; thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận,; trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
4. Trình tự, thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất
a) Trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu
Chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dung đất lần đầu theo mẫu số 04a/ĐK
– Một trong các loại giấy tờ về QSDĐ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (nộp bản sao; xuất trình bản chính để đối chiếu).
– Giấy tờ về tài sản gắn liền với đất như:
+ Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở; giấy chứng nhận công trình xây dựng không phải là nhà ở,
+ Chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng,
+ Chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm (nếu có tài sản và có yêu cầu chứng nhận quyền sở hữu).
Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở; công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở; công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở; công trình đã xây dựng);
 – Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (như biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…); giấy tờ liên quan đến việc miễn; giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai; tài sản gắn liền với đất (nếu có);
– Các giấy tờ khác như: Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước…
Lưu ý:
– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng và đủ điều kiện được sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở Việt Nam thì phải giấy chứng minh theo quy định.
– Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai mà nay có nhu cầu được cấp Sổ đỏ thì chỉ phải nộp đơn đề nghị cấp sổ đỏ Mẫu số 04a/ĐK.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ
+ Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức thực hiện việc đăng ký đất đai tới nộp hồ sơ tại:
+ Bộ phận một cửa; nơi tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của UBND xã (phường); nơi có đất
+ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện (quận), nơi có đất
+ Cá nhân, hộ gia đình lấy phiếu tiếp nhận hồ sơ, phiếu hẹn trả kết quả. Nhận kết quả tại bộ phận một cửa theo phiếu hẹn.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ; chưa hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung (trong thời hạn 03 ngày làm việc).
– Nếu hồ sơ đầy đủ; công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận; viết và đưa phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp;
Xử lý yêu cầu cấp Sổ cho hộ gia đình, cá nhân:
– Văn phòng đăng ký đất đai sẽ thông báo các khoản tiền phải nộp cho hộ gia đình; cá nhân có yêu cầu cấp Sổ.
– Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo quy định như: Lệ phí cấp giấy chứng nhận; tiền sử dụng đất (nếu có). Khi nộp tiền xong thì giữ hóa đơn; chứng từ để xác nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Bước 3: Trả kết quả
– Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Sổ đỏ cho người được cấp đã nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi Sổ đỏ cho UBND cấp xã để trao hộ gia đình; cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.
Thời gian giải quyết
– Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
– Không quá 40 ngày với các xã miền núi; hải đảo; vùng sâu; vùng xa; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
  1. Trường hợp đăng ký biến động quyền sử dụng đất
Chuẩn bị hồ sơ gồm:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Một trong các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động:
+ Văn bản công nhận cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cá nhận hoặc người đại diện hộ gia đình thay đổi, họ;
+ Bản sao sổ hộ khẩu đối với trường hợp thay đổi người đại diện là chủ hộ gia đình; văn bản thỏa thuận của hộ gia đình dược Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp thay đổi người đại diện là thành viên khác trong hộ;
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy chứng minh quân đội và sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ khác chứng minh thay đổi nhân thân đối với trường hợp thay đổi thông tin về nhân thân của người có tên trên Giấy chứng nhận;
+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc công nhận việc thay đổi thông tin pháp nhân đối với trường hợp thay đổi thông tin về pháp nhân của tổ chức đã ghi trên Giấy chứng nhận;
+ Văn bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp cộng đồng dân cư đổi tên;
+ Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng sạt lở tự nhiên đối với trường hợp giảm diện tích thửa đất; tài sản gắn liền với đất do sạt lở tự nhiên;
+ Chứng từ về việc nộp nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp có ghi nợ hoặc chậm nộp nghĩa vụ tài chính; trừ trường hợp người sử dụng đất được miễn giảm hoặc không phải nộp do thay đổi quy định của pháp luật;
+ Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi hạn chế về quyền sử dụng đất; quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên Giấy chứng nhận đối với trường hợp có hạn chế theo quyết định giao đất; cho thuê đất; công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp có thay đổi hạn chế theo văn bản chuyển quyền sử dụng đất thì phải có văn bản chấp thuận thay đổi hạn chế của người có quyền lợi liên quan; được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
+ Bản sao một trong các giấy tờ: chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải là nhà ở; chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm; thể hiện nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin về tài sản gắn liền với đất đã ghi trên Giấy chứng nhận.
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động đến văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:
– Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất; tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính; chưa trích đo địa chính thửa đất;
– Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng; diện tích sử dụng; tầng cao; kết cấu; cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý; cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
– Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất; tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;
Bước 3:
– Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;
– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã; trả Giấy chứng nhận đã xác nhận cho người nộp hồ sơ đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Thời hạn giải quyết:
– Trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ; chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày; cơ quan tiếp nhận; xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung; hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
– Đối với các xã miền núi; hải đảo; vùng sâu; vùng xa; vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 15 ngày.
Trên đây là quy định về đăng ký quyền sử dụng đất. Mọi yêu cầu liên quan tới thủ tục, Quý khách vui lòng liên hệ Luật Toàn Long tại Hotline: 0936.521.533 hoặc gửi Email: luattoanlong@gmail.com để được hỗ trợ nhanh chóng!

 

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập38
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm35
  • Hôm nay4,129
  • Tháng hiện tại65,382
  • Tổng lượt truy cập1,629,348
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây