Luật Toàn Long Chuyên Giấy Phép, Doanh Nghiệp, Thừa Kế, Hôn Nhânhttps://luattoanlong.vn/uploads/logo1-1.png
Thứ tư - 08/05/2024 21:26
Trong thực tế, giao dịch dân sự bằng miệng đang diễn ra rất phổ biến, vì tin tưởng, vì quen biết mà các bên lựa chọn giao kết hợp đồng bằng hình thức này. Tuy nhiên, không biết được rằng, giao kết hợp đồng bằng miệng dẫn tới nhiều hệ lụy, dễ nảy sinh tranh chấp, quyền lợi của các bên không được pháp luật bảo vệ thậm chí có nguy cơ mất luôn tài sản. Vậy khi giao kết hợp đồng bằng miệng thì sẽ xảy ra những rủi ro gì?
1. Quy định của pháp luật về hợp đồng miệng Tại Điều 119, Bộ luật Dân sự 2015, quy định về hình thức hợp đồng: Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó Vậy trừ các trường hợp giao dịch dân sự bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản công chứng, chứng thực, đăng ký (hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất…) còn những loại hợp đồng khác thì hai bên có thể tự do lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp và tiện lợi nhất cho các bên. 2. Rủi ro khi ký giao dịch dân sự bằng lời nói Do không được lập bằng văn bản nên những giao dịch dân sự bằng lời nói thường tiềm ẩn một số rủi ro dưới đây: - Không đầy đủ nội dung giao dịch: Do nội dung của giao dịch dân sự được thực hiện bằng lời nói nên nhiều khi giao dịch đó thực hiện trong thời gian ngắn, các bên chưa thực sự chuẩn bị và lường trước được các tình huống có thể phát sinh trong tương lai. Bởi vậy, giao dịch dân sự trong nhiều trường hợp không đầy đủ nội dung hoặc các nội dung của giao dịch chưa thật sự lường trước được nên những giao dịch này có thể không đảm bảo đầy đủ tính pháp lý. - Khó xác định thoả thuận: Do giao dịch dân sự bằng lời nói không được ghi lại bằng văn bản, chỉ là các bên thoả thuận miệng với nhau nên sẽ rất khó khăn trong việc xác định nội dung hợp đồng cụ thể. Đồng thời, xác định trách nhiệm, quyền lợi của các bên cũng khó khăn. - Không có căn cứ để khởi kiện: Thông thường, khi các bên giao kết giao dịch dân sự bằng miệng thì chủ yếu dựa vào chữ tín và sự đồng thuận tuyệt đối giữa các bên. Nếu một trong các bên không đảm bảo thực hiện đúng theo thoả thuận, không có văn bản, giấy tờ chứng minh thoả thuận thì rất khó để đưa ra bằng chứng nếu có tranh chấp xảy ra. 3. Lưu ý khi giao kết hợp đồng miệng Điều đầu tiên, nên hạn chế tới mức tối đa các hợp đồng miệng, nên sử dụng hợp đồng văn bản để bảo vệ được chính bản thân mình tốt hơn. Nhưng nếu bạn sử dụng hợp đồng miệng thì phải lưu ý một số nội dung sau đây: - Nội dung của việc giao kết, thỏa thuận phải được đầy đủ Tuy là giao kết hợp đồng miệng nhưng hai bên cũng nên rõ ràng với nhau về các trường hợp xảy ra, về mức bồi thường thiệt hại hay một số trường hợp có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng. - Nên có ghi âm, quay phim và người làm chứng khi thỏa thuận nội dung hợp đồng miệng Nếu việc thực hiện hợp đồng thuận lợi, hai bên hoàn thành hết các nghĩa vụ thì không có gì nhưng nếu có tranh chấp phát sinh thì các đoạn phim, đoạn ghi âm hay người làm chứng sẽ có tác dụng làm chứng cứ, chứng minh khi khởi kiện ra tòa đòi quyền lợi - Giữ lại các hóa đơn hoặc các giấy tờ có liên quan đến giao dịch Tương tự với việc ghi âm, ghi hình, các giấy tờ trong quá trình giao dịch như thư từ, email, biên bản giao nhận hàng, biên bản giao nhận tiền sẽ là chứng cứ khi thực hiện khởi kiện đòi quyền lợi. Khi giao nhận hàng hóa, phải có biên nhận giao nhận hàng, nên ghi cụ thế đó là loại hành hóa gì. Khi giao nhận tiền cũng vậy, phải ghi ra biên nhận đó là tiền gì, hàng gì.
Khuyến nghị:
1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.