Luật Toàn Long Chuyên Giấy Phép, Doanh Nghiệp, Thừa Kế, Hôn Nhânhttps://luattoanlong.vn/uploads/logo1-1.png
Chủ nhật - 26/05/2024 21:19
1. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là gì? Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự, phải bồi thường khi có thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật dù lỗi cố ý hay vô ý mà không phát sinh từ quan hệ hợp đồng như: các hành vi xâm phạm đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tính mạng,.... Thiệt hại là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. 2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự nhằm đảm bảo quyền và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cá nhân trong xã hội. Đây là một loại trách nhiệm mang tính cá nhân và không thể chuyển nhượng. Tức là chỉ người gây ra thiệt hại mới phải chịu trách nhiệm bồi thường, không thể đòi hỏi người khác chịu trách nhiệm thay mình. Bên cạnh đó, việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, nghĩa là ngươi bị tổn thương có quyền lựa chọn cách thức bồi thường phù hợp với mình. Căn cứ tại Điều 2 Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP và căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau: Một là, có thiệt hại xảy ra Chỉ khi có thiệt hại về vật chất hay tinh thần mới phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo đó: Thiệt hại về vật chất là những tổn thất về vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm. Thiệt hại về tinh thần thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Hai là, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật Ba là, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra Những thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại. Những hành vi trái pháp luật phải là nguyên nhân gây ra những thiệt hại đó. 3. Vậy những trường hợp nào được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Theo khoản 2 điều 584 BLDS 2015 quy định có những trường hợp sau: Một là, do phòng vệ chính đáng Là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Hai là, do sự kiện bất khả kháng Một sự kiện được coi là bất khả kháng khi: sự kiện xảy ra một cách khách quan, nằm ngoài phạm vi kiểm soát của các bên có hành vi vi phạm; không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hợp đồng nhưng sau đó lại xảy ra và không thể khắc phục được hậu quả xảy ra dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (được quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015). Ba là, hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại. Ví dụ, nếu một người tự ý vượt đèn đỏ và bị tai nạn giao thông, người này sẽ không được bồi thường cho những thiệt hại đã gánh chịu. Bốn là, các bên thỏa thuận hay pháp luật có quy định khác
Khuyến nghị:
1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.