1. Giấy vay nợ viết tay có đòi được tiền không?
Tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Theo đó, pháp luật hiện hành không có yêu cầu về hình thức đối với hợp đồng vay tài sản. Tức là, hợp đồng này có thể được giao kết thông qua hình thức lời nói hoặc văn bản (viết tay, đánh máy, nhắn tin, ...) mà vẫn đảm bảo hiệu lực pháp luật. Hợp đồng vay tài sản được xác lập kể từ thời điểm bên cho vay giao tài sản cho bên vay.
Như vậy, giấy vay nợ viết tay vẫn được sử dụng làm chứng cứ để chứng minh khoản vay khi bên cho vay khởi kiện đòi tiền trong trường hợp bên vay không trả tiền nợ khi đến hạn.
Khi khởi kiện đòi lại tiền vay nợ, bên cho vay cần lưu ý về khả năng trả nợ của bên vay tiền. Bởi lẽ, trong trường hợp bên vay không có bất cứ tài sản hay khoản thu nhập nào thì được xác định là không có điều kiện thi hành án. Do đó, kể cả trong trường hợp có bản án của Tòa án xác định nghĩa vụ trả nợ của bên vay thì cơ quan thi hành án cũng chưa thể tiến hành thi hành án cho đến khi bên vay có tài sản. Hay nói cách khác, kể cả trong trường hợp thắng kiện mà bên vay tiền không có tài sản/ thu nhập thì bạn cũng chưa thể lấy lại tiền đã cho vay.
2. Những lưu ý khi lập giấy viết tay vay tiền
Mặc dù hiện nay pháp luật nước ta không có quy định bắt buộc về việc hợp đồng vay tài sản phải được lập thành văn bản. Tuy nhiên, khi cho vay tiền, tài sản, các bên nên lập hợp đồng dưới dạng văn bản để hạn chế rủi ro pháp lý và những tranh chấp phát sinh. Ngoài ra, văn bản vay mượn tài sản cần thể hiện đầy đủ những nội dung quan trọng như sau:
- Thông tin của bên cho vay và bên vay
- Số tiền vay, giá trị tài sản vay
- Thời hạn vay
- Lãi suất
Ngoài ra, trước khi cho vay, bên cho vay nên xem xét đến khả năng tài chính của bên vay. Bởi lẽ, như phân tích ở phần trên, nếu bên vay không có khả năng trả nợ thì rất khó có thể đòi lại tài sản cho vay kể cả trong trường hợp khởi kiện đến Tòa án.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Toàn Long, trường hợp quý khách gặp khó khăn trong việc tìm hiểu pháp luật Việt Nam và không nắm rõ các thủ tục cần thực hiện. Do đó, quý khách có thể ủy quyền cho Luật Toàn Long để thay mặt thực hiện các thủ tục một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả. Luật Toàn Long với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, tận tâm và tạo ra chất lượng phục vụ tốt nhất nhằm hạn chế tối đa chi phí, thời gian của Qúy khách hàng.
1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.