Điều kiện để người lao động nước ngoài được làm việc tại Việt Nam

Thứ hai - 18/12/2023 04:12
Bên cạnh việc sử dụng lao động tại Việt Nam, do tính chất của công việc, nhiều doanh nghiệp còn phải thuê thêm người lao động ở nước ngoài về để làm việc. Vậy lao động nước ngoài cần điều kiện gì để được làm việc tại Việt Nam?
Hình minh họa
Hình minh họa
Thực tế lao động nước ngoài vào làm việc tăng cao trong những năm trở lại đây, song không phải doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài nào cũng nắm rõ quy định pháp luật về điều kiện cần đáp ứng khi sử dụng đối tượng người lao động này.
Căn cứ Điều 151 Bộ luật lao động 2019 quy định Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Điều kiện 1. Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo quy định tại Điều 20 Bộ luật dân sự 2015 thì người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Điều kiện 2. Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế
Người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện về chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc tương ứng với từng vị trí công việc theo quy định tại Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP:
“3. Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tốt nghiệp đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam
b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
c) Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp hoặc là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của cơ quan, tổ chức.
5. Giám đốc điều hành là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Người đứng đầu và trực tiếp điều hành ít nhất một lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
6. Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Được đào tạo ít nhất 1 năm và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam
b) Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.”
Về điều kiện sức khỏe: Người lao động nước ngoài phải đáp ứng điều kiện về sức khỏe theo quy định để được làm việc tại Việt Nam và chỉ được khám sức khỏe tại một trong các cơ sở khám chữa bệnh được liệt kê trong danh sách các cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe có yếu tố nước ngoài theo Thông tư 14/2013/TT-BYT trên toàn quốc được ban hành kèm theo công văn số 143/KCB-PHCN&GĐ ngày 05 tháng 02 năm 2015.
Điều kiện 3. Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.
Điều kiện 4. Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật lao động 2019.
Lưu ý: Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Căn cứ Điều 155 Bộ luật lao động 2019, Thời hạn của giấy phép lao động tối đa là 02 năm, trường hợp gia hạn thì chỉ được gia hạn một lần với thời hạn tối đa là 02 năm.
Bên cạnh đó, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
 

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay2,519
  • Tháng hiện tại68,987
  • Tổng lượt truy cập2,215,215
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây