1. Bạo lực mạng là gì?
Bằng bất kỳ hình thức nào, bạo lực mạng là việc cá nhân nào đó dùng một vài ngôn từ mang tính sỉ nhục hoặc mang tính công kích để tấn công người khác trên mạng xã hội. Điều này làm tổn hại nhân phẩm của người bị tấn công, ảnh hưởng đến quyền lợi danh tiếng của họ. Hơn thế nữa, tác động mà hành vi bạo lực mạng gây ra có thể về mặt tinh thần, tình cảm và cả thể chất. Hệ quả nguy hại như vậy nhưng trên thực tế bất kỳ ai cũng dễ dàng thực hiện hành vi đó.
2. Chế tài dành cho hành vi bạo lực mạng
Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực mạng để xét xem hành vi vi phạm đó phải chịu trách nhiệm dân sự hay trách nhiệm hình sự.
Để xác định hành vi vi phạm thuộc trường hợp phải chịu trách nhiệm dân sự cần thỏa mãn các yếu tố sau:
- Có lỗi;
- Có thiệt hại vật chất xảy ra;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại vật chất.
Đối với hành vi vi phạm chịu trách nhiệm hình sự cần đáp ứng theo cơ sở của trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 2 của Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể:
- Về mặt khách quan: Hành vi đó có thể gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho xã hội.
- Về mặt chủ quan: Dựa trên yếu tố “lỗi” của người phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Lỗi được dựa trên quan điểm chủ quan của người phạm tội.
- Về mặt khách thể: Hành vi phạm tội xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Ngoài ra có thể xác định thêm về: đối tượng của tội phạm, người bị hại.
- Về mặt chủ thể: chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại điều 12 của Bộ luật hình sự.
Ngoài những căn cứ xác định trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự nêu trên thì có thể ngăn chặn hành vi bạo lực mạng trong những bước đầu tiên là chia sẻ với người thân, báo cáo nội dung hay tài khoản hoặc trình báo cơ quan chức năng … Tuy nhiên, khi muốn tố cáo một ai đó, cần có bằng chứng cụ thể và tuân thủ theo đúng quy định pháp luật để tránh tạo vòng lặp “bạo lực mạng”.
Như vậy, bạo lực mạng là một vấn đề phức tạp từ góc nhìn pháp lý. “Quyền được” bạo lực mạng không phải là quyền tự do ngôn luận của mỗi công dân. Trong lĩnh vực tội phạm trực tuyến, việc sử dụng mạng để thực hiện các hành vi bạo lực, quấy rối hay đe dọa người khác đã trở thành một thách thức đối với pháp luật.
1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.