Luật Toàn Long Chuyên Giấy Phép, Doanh Nghiệp, Thừa Kế, Hôn Nhânhttps://luattoanlong.vn/uploads/logo1-1.png
Thứ hai - 01/04/2024 21:30
Người làm chứng là một trong những đối tượng tham gia tố tụng khi xét xử vụ án hình sự. Xuất phát từ việc trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án là nghĩa vụ của người làm chứng nên quá trình tham gia các hoạt động tố tụng, người làm chứng đều được người có thẩm quyền tố tụng giải thích về trường hợp họ khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Lời khai của người làm chứng cần đảm bảo những gì? Khoản 1 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. Căn cứ các quy định nêu trên và Điều 91 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, lời khai của người làm chứng phải đảm bảo: (i) Trình bày những gì mà họ biết nguồn tin về tội phạm, về vụ án, nhân thân của người bị buộc tội, bị hại, quan hệ giữa họ với người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra; (ii) Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do người làm chứng trình bày nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó. Người làm chứng phải có nghĩa vụ khai đúng sự thật Người làm chứng là một trong số những người tham gia tố tụng, là người biết được thông tin, tình tiết liên quan đến người phạm tội, đến vụ án ….và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. Khi đó, họ sẽ được cơ quan có thẩm quyền lấy lời khai. Người làm chứng sẽ trình bày lại những gì họ biết về tội phạm được thực hiện, về vụ án, nhân thân và quan hệ giữa người bị buộc tội, bị hại… Ngoài ra, họ còn phải trả lời các câu hỏi của cơ quan có thẩm quyền về những gì mình biết. Đặc biệt cần phải chú ý là không được dùng lời khai của người làm chứng nếu họ không nói rõ vì sao biết được thông tin đó. Bởi lời khai của người làm chứng là một phần quan trọng, là nguồn chứng cứ quan trọng để cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, xem xét tình tiết của vụ án. Do đó, những người sau đây sẽ không được làm chứng: - Người bào chữa cho người bị buộc tội - Người không có khả năng nhận thức hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn sự việc: Người bị tâm thần, có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất… Theo đó, Điều 91 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định, người làm chứng phải có các nghĩa vụ sau đây: - Có mặt theo giấy triệu tập - Trình bày trung thực những gì mình biết về tội phạm, vụ án và lý do biết được thông tin đó - Không được khai báo gian dối, từ chối khai báo, trốn tránh mà không vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan - Cơ quan, đơn vị nơi người làm chứng làm việc, học tập phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ Đặc biệt nếu vắng mặt gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án hình sự mà không có lý do chính đáng thì có thể bị dẫn giải. Mức phạt với người làm chứng khai báo sai sự thật. Trong trường hợp người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 382 Bộ luật Hình sự 2015 về tội "Cung cấp tài liệu sai sự thật hoặc khai báo gian dối". Cụ thể: (i) Người làm chứng khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. (ii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: Có tổ chức; Dẫn đến việc giải quyết vụ án, vụ việc bị sai lệch. (iii) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Phạm tội 02 lần trở lên; Dẫn đến việc kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Khuyến nghị:
1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.