Ngày 23-11, sau nhiều ngày nghị án, TAND tỉnh Đồng Nai tiếp tục xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Nguyễn Hoàng Nghĩa (cựu trưởng Phòng TN&MT huyện Long Thành) cùng các đồng phạm về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến sai phạm đất đai tại xã Bình Sơn.
Buổi xét xử có mặt điều tra viên của cơ quan CSĐT công an tỉnh Đồng Nai, người trực tiếp thụ lý điều tra vụ án. Vì vậy, để làm rõ hơn những nội dung trong vụ án, HĐXX quay lại phần xét hỏi.
Trước khi hỏi điều tra viên, HĐXX thông tin lại một số nội dung của buổi xét hỏi trước, các bị cáo đều kêu oan và cho rằng sổ mục kê năm 1999 xác định thửa đất này do UBND xã Bình Sơn quản lý và đưa vào đất khu công nghiệp Bình Sơn. Các bị cáo tại tòa.
Năm 2004, khu công nghiệp hoàn thành và 2 thửa đất này không nằm trong khu công nghiệp mà là đất hành lang và người dân sử dụng. Riêng trong sổ mục kê 2011 thì xác định thửa đất này là đất hộ gia đình. Đến năm 2014, trên các dữ liệu của Sở TN&MT và cơ quan chức năng thì hai thửa đất này thuộc loại đất nông nghiệp theo quy hoạch 2011-2015 đã điều chỉnh đất ở.
Năm 2006, đoàn thanh tra tỉnh về kiểm tra đất công trên địa bàn không đưa thửa đất này vào đất công. Trong 34 thửa đất công do UBND xã Bình Sơn quản lý không có 2 thửa đất này. Tất cả các dữ liệu đều thể hiện 2 thửa đất này không phải là đất công.
Luật sư bào chữa cho các bị cáo cho rằng bản giám định của giám định viên Chu Tiến Dũng và Nguyễn Hồng Quế đã ban hành không tuân thủ quy định pháp luật, tài liệu trưng cầu chưa đầy đủ nhưng giám định viên vẫn giám định và xác định thửa đất này là đất công. Vì vậy, tính chất của vụ án thay đổi dẫn đến các bị cáo bị truy tố. Các luật sư đề nghị xem xét trách nhiệm của 2 giám định viên tư pháp trong vụ án.
Hai giám định viên đều khẳng định bản thân chỉ thực hiện việc giám định những tài liệu trong hồ sơ do cơ quan điều tra cung cấp. Trong đó, chỉ có sổ mục kê 1999 chứ không có sổ mục kê 2007 và 2011vì vậy cần thiết giám định lại để khách quan hơn.
Tại phiên toà, cán bộ điều tra cho biết trước đây, vụ án được cơ quan CSĐT công an huyện Long Thành thụ lý điều tra. Đến cuối tháng 10 -2021 thì hồ sơ vụ án chuyển lên cơ quan CSĐT công an tỉnh Đồng Nai tiếp tục thụ lý điều tra.
HĐXX hỏi: Tại sao cơ quan CSĐT lại chỉ đưa sổ mục kê năm 1999 để xác định đất công, còn 2 sổ mục kê 2007 và 2011 xác định không phải đất công thì lại không đưa vào hồ sơ.
Điều tra viên cho rằng tài liệu cung cấp để hai giám định viên thực hiện là do công an huyện Long Thành cung cấp chứ không phải cơ quan CSĐT công an tỉnh.
“Khi tiếp nhận hồ sơ từ công an huyện Long Thành thì anh có kiểm tra lại hồ sơ và có biết những sổ mục kê này hay không? Tại sao không dùng sổ mục kê năm 2011 để giám định mà chỉ dùng sổ mục kê 1999 để giám định?” - HĐXX hỏi tiếp.
Điều tra viên cho biết trong quá trình thụ lý có biết sổ mục kê 2011. Quá trình giám định, các giám định viên có thể yêu cầu cung cấp tài liệu cần thiết để giám định. Cơ quan điều tra thấy không cần thiết vì các sổ mục kê sau này chỉ là bổ sung, bản chất là đất công thì không thay đổi.
Các bị cáo cho rằng điều tra viên nhận định các sổ mục kê 2007 và 2011 là không cần thiết thì cán bộ điều tra chưa nắm về các quy định của Luật Đất đai, các quy định liên quan đến đất đai.
Ngoài ra, bị cáo nêu rằng giám định viên cho rằng hồ sơ do cơ quan CSĐT công an tỉnh Đồng Nai cung cấp để giám định nhưng nay điều tra viên Cơ quan CSĐT công an tỉnh cho rằng tài liệu giám định cho công an huyện Long Thành cung cấp. Vậy cuối cùng, các tài liệu cung cấp cho hai giám định viên này là đơn vị nào, đề nghị HĐXX làm rõ tính trung thực của vấn đề này.
Đại diện VKSND tỉnh Đồng Nai vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng sổ mục kê đất đai 2011 là hoàn chỉnh và có giá trị nhất để xác định chủ thể sử dụng đất. Nhưng toà cấp sơ thẩm chỉ sử dụng duy nhất tài liệu số mục kê 1999 làm tài liệu trưng cầu giám định để giám định là đất công là không khách quan, thiếu sót.
Mặt khác, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải chữ ký của bà Lê Thị Tho và bà Nguyễn Thị Loan vậy là của ai cũng chưa được cơ quan CSĐT điều tra làm rõ. Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai, Sở TN&MT là hai đơn vị trực tiếp quản lý thửa đất này nên phải đưa vào trong vụ án để đảm bảo tính khách quan vụ án.
“Do đó, đề nghị HĐXX tuyên hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm của TAND huyện Long Thành để điều tra lại theo quy định của pháp luật" - đại diện VKS nêu quan điểm.
Ngày 23-11, sau nhiều ngày nghị án, TAND tỉnh Đồng Nai tiếp tục xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Nguyễn Hoàng Nghĩa (cựu trưởng Phòng TN&MT huyện Long Thành) cùng các đồng phạm về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến sai phạm đất đai tại xã Bình Sơn.
Buổi xét xử có mặt điều tra viên của cơ quan CSĐT công an tỉnh Đồng Nai, người trực tiếp thụ lý điều tra vụ án. Vì vậy, để làm rõ hơn những nội dung trong vụ án, HĐXX quay lại phần xét hỏi.
Trước khi hỏi điều tra viên, HĐXX thông tin lại một số nội dung của buổi xét hỏi trước, các bị cáo đều kêu oan và cho rằng sổ mục kê năm 1999 xác định thửa đất này do UBND xã Bình Sơn quản lý và đưa vào đất khu công nghiệp Bình Sơn. Các bị cáo tại tòa.
Năm 2004, khu công nghiệp hoàn thành và 2 thửa đất này không nằm trong khu công nghiệp mà là đất hành lang và người dân sử dụng. Riêng trong sổ mục kê 2011 thì xác định thửa đất này là đất hộ gia đình. Đến năm 2014, trên các dữ liệu của Sở TN&MT và cơ quan chức năng thì hai thửa đất này thuộc loại đất nông nghiệp theo quy hoạch 2011-2015 đã điều chỉnh đất ở.
Năm 2006, đoàn thanh tra tỉnh về kiểm tra đất công trên địa bàn không đưa thửa đất này vào đất công. Trong 34 thửa đất công do UBND xã Bình Sơn quản lý không có 2 thửa đất này. Tất cả các dữ liệu đều thể hiện 2 thửa đất này không phải là đất công.
Luật sư bào chữa cho các bị cáo cho rằng bản giám định của giám định viên Chu Tiến Dũng và Nguyễn Hồng Quế đã ban hành không tuân thủ quy định pháp luật, tài liệu trưng cầu chưa đầy đủ nhưng giám định viên vẫn giám định và xác định thửa đất này là đất công. Vì vậy, tính chất của vụ án thay đổi dẫn đến các bị cáo bị truy tố. Các luật sư đề nghị xem xét trách nhiệm của 2 giám định viên tư pháp trong vụ án.
Hai giám định viên đều khẳng định bản thân chỉ thực hiện việc giám định những tài liệu trong hồ sơ do cơ quan điều tra cung cấp. Trong đó, chỉ có sổ mục kê 1999 chứ không có sổ mục kê 2007 và 2011vì vậy cần thiết giám định lại để khách quan hơn.
Tại phiên toà, cán bộ điều tra cho biết trước đây, vụ án được cơ quan CSĐT công an huyện Long Thành thụ lý điều tra. Đến cuối tháng 10 -2021 thì hồ sơ vụ án chuyển lên cơ quan CSĐT công an tỉnh Đồng Nai tiếp tục thụ lý điều tra.
HĐXX hỏi: Tại sao cơ quan CSĐT lại chỉ đưa sổ mục kê năm 1999 để xác định đất công, còn 2 sổ mục kê 2007 và 2011 xác định không phải đất công thì lại không đưa vào hồ sơ.
Điều tra viên cho rằng tài liệu cung cấp để hai giám định viên thực hiện là do công an huyện Long Thành cung cấp chứ không phải cơ quan CSĐT công an tỉnh.
“Khi tiếp nhận hồ sơ từ công an huyện Long Thành thì anh có kiểm tra lại hồ sơ và có biết những sổ mục kê này hay không? Tại sao không dùng sổ mục kê năm 2011 để giám định mà chỉ dùng sổ mục kê 1999 để giám định?” - HĐXX hỏi tiếp.
Điều tra viên cho biết trong quá trình thụ lý có biết sổ mục kê 2011. Quá trình giám định, các giám định viên có thể yêu cầu cung cấp tài liệu cần thiết để giám định. Cơ quan điều tra thấy không cần thiết vì các sổ mục kê sau này chỉ là bổ sung, bản chất là đất công thì không thay đổi.
Các bị cáo cho rằng điều tra viên nhận định các sổ mục kê 2007 và 2011 là không cần thiết thì cán bộ điều tra chưa nắm về các quy định của Luật Đất đai, các quy định liên quan đến đất đai.
Ngoài ra, bị cáo nêu rằng giám định viên cho rằng hồ sơ do cơ quan CSĐT công an tỉnh Đồng Nai cung cấp để giám định nhưng nay điều tra viên Cơ quan CSĐT công an tỉnh cho rằng tài liệu giám định cho công an huyện Long Thành cung cấp. Vậy cuối cùng, các tài liệu cung cấp cho hai giám định viên này là đơn vị nào, đề nghị HĐXX làm rõ tính trung thực của vấn đề này.
Đại diện VKSND tỉnh Đồng Nai vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng sổ mục kê đất đai 2011 là hoàn chỉnh và có giá trị nhất để xác định chủ thể sử dụng đất. Nhưng toà cấp sơ thẩm chỉ sử dụng duy nhất tài liệu số mục kê 1999 làm tài liệu trưng cầu giám định để giám định là đất công là không khách quan, thiếu sót.
Mặt khác, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải chữ ký của bà Lê Thị Tho và bà Nguyễn Thị Loan vậy là của ai cũng chưa được cơ quan CSĐT điều tra làm rõ. Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai, Sở TN&MT là hai đơn vị trực tiếp quản lý thửa đất này nên phải đưa vào trong vụ án để đảm bảo tính khách quan vụ án.
“Do đó, đề nghị HĐXX tuyên hủy toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm của TAND huyện Long Thành để điều tra lại theo quy định của pháp luật" - đại diện VKS nêu quan điểm.
Nguồn: PLO
1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.