Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn: Giải quyết thế nào?

Thứ tư - 27/03/2024 05:07
Sau khi ly hôn, tranh chấp về tài sản và con cái luôn là những tranh chấp thường xuyên xảy ra. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là một nghĩa vụ pháp lý mà cha hoặc mẹ bắt buộc phải làm đối với con khi không là người trực tiếp nuôi dưỡng con và con thuộc đối tượng được cấp dưỡng theo pháp luật quy định. Vậy nếu trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn thì phải giải quyết như thế nào?
Hình minh họa. Nguồn internet
Hình minh họa. Nguồn internet
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là gì?
Theo quy định tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì "Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con".
Cấp dưỡng khi ly hôn là việc người cha hoặc người mẹ sau khi ly hôn đóng góp bằng tiền hoặc tài sản để hỗ trợ người còn lại trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chung của họ nếu con chung đó là người chưa thành niên hoặc người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Việc cấp dưỡng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người con khi không trực tiếp sống chung với người cha hoặc người mẹ – là người cấp dưỡng.
Nếu người con bình thường, thì cấp dưỡng đến khi con đủ 18 tuổi. Trường hợp người con bị hạn chế về thể chất hoặc tâm thần (bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên…) thì người không trực tiếp nuôi dưỡng có nghĩa vụ cấp dưỡng dù con trên 18 tuổi.
Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về mức cấp dưỡng:
“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
2. Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn thì phải giải quyết như thế nào?
Cá nhân, tổ chức có quyền (Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014) có thể làm đơn yêu cầu thi hành án khi bên có nghĩa vụ trốn tránh việc cấp dưỡng (Điều 30 Luật thi hành án dân sự 2014).
Bên cạnh đó, theo quy định pháp luật, hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 - 10.000.000 đồng và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng mà từ chối, trốn tránh nghĩa vụ mà làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Theo đó, mức hình phạt đối với người phạm tội là bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Nếu người có nghĩa vụ có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội không chấp hành bản án theo quy định tại Điều 380 Bộ luật hình sự với mức phạt tù thấp nhất là 3 tháng tù cao nhất là 05 năm tù.

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập29
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay2,978
  • Tháng hiện tại18,431
  • Tổng lượt truy cập2,269,611
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232

Link Xôi Lạc trực tiếp bóng đá hôm nay

Xem bóng đá Socolive TV chất lượng cao

Bóng đá Cakhia 1 TV tructiepbongda

Link Tructiepbongda Xoilac TV full HD

Website chính thức Mì Tôm TV trực tiếp Bóng đá Socolive 1 tv trực tiếp tiếng Việt cách soi kèo bóng đá da ga thomo
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây