Những bị cáo từng 'sống chết' kêu oan nhưng bất ngờ nhận tội
2023-12-24T21:18:18-05:00
2023-12-24T21:18:18-05:00
https://luattoanlong.vn/tin-tuc-hoat-dong/nhung-bi-cao-tung-song-chet-keu-oan-nhung-bat-ngo-nhan-toi-1436.html
/themes/default/images/no_image.gif
Luật Toàn Long Chuyên Giấy Phép, Doanh Nghiệp, Thừa Kế, Hôn Nhân
https://luattoanlong.vn/uploads/logo1-1.png
Chủ nhật - 24/12/2023 21:18
Có một điểm chung giữa những bị cáo này, đó là họ từng cương quyết kêu oan, khẳng định bản thân trong sạch; nhưng sau đó lại bất ngờ thay đổi quan điểm.
Việc bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an) bất ngờ thay đổi nội dung kháng cáo từ kêu oan sang xin giảm nhẹ hình phạt trong vụ án "chuyến bay giải cứu" khiến nhiều người bất ngờ. Bất ngờ bởi tại phiên sơ thẩm trước đó, thậm chí sau khi tòa sơ thẩm tuyên án, cựu điều tra viên từng liên tục kêu oan, khẳng định không phạm tội như cáo buộc của cơ quan tố tụng.
Việc bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an) bất ngờ thay đổi nội dung kháng cáo từ kêu oan sang xin giảm nhẹ hình phạt trong vụ án "chuyến bay giải cứu" khiến nhiều người bất ngờ. Bất ngờ bởi tại phiên sơ thẩm trước đó, thậm chí sau khi tòa sơ thẩm tuyên án, cựu điều tra viên từng liên tục kêu oan, khẳng định không phạm tội như cáo buộc của cơ quan tố tụng.
Ông Hưng bị oan hay có tội? Câu trả lời phải chờ phiên xét xử phúc thẩm bắt đầu diễn ra vào ngày mai 25.12. Bởi lẽ, ngoài việc thay đổi kháng cáo từ bản thân ông Hưng, hội đồng xét xử còn phải đánh giá các chứng cứ, tài liệu và lời khai của những người khác, để làm sáng tỏ bản chất vụ án.
Tuy nhiên, trường hợp của cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng có thể làm người đọc liên tưởng đến một số vụ án khác có nét tương đồng. Đó là trường hợp bị cáo Nguyễn Duy Linh (cựu Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an) và cựu đại tá Nguyễn Thế Anh, cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang. Cả 3 bị cáo này từng cương quyết kêu oan, nhưng rồi bất ngờ thay đổi quan điểm.
Từng nói "đổi cả tính mạng" để kêu oan
Trong vụ án "chuyến bay giải cứu", bị cáo Hoàng Văn Hưng bị đưa ra xét xử sơ thẩm tháng 7.2023, tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan tố tụng xác định, ban đầu ông Hưng là điều tra viên chính thụ lý vụ án "chuyến bay giải cứu", nhưng sau này đã chuyển công tác.
Dù không còn nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ án nhưng bị cáo Hưng vẫn thông tin gian dối để nhận 800.000 USD (tương đương 18,8 tỉ đồng) từ Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc Công ty Bluesky - một trong những công ty tổ chức chuyến bay đưa công dân từ nước ngoài về Việt Nam trong dịch Covid-19, và hứa hẹn sẽ "chạy án", giúp Tổng giám đốc Công ty Bluesky không bị xử lý hình sự.
Do ông Hưng không có thẩm quyền gì về việc giải quyết vụ án, do đó cả Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc Công ty Bluesky đều bị khởi tố, bắt tạm giam; chứ không thoát tội như hứa hẹn.
Khi phiên tòa sơ thẩm được mở, Phó tổng giám đốc Công ty Bluesky nhiều lần khẳng định đã đưa hàng triệu USD cho ông Hưng, để ông Hưng giúp "chạy án".
Người môi giới hối lộ là cựu thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội cũng khai nhiều lần chuyển tiền từ Công ty Bluesky cho ông Hưng, trong đó có lần đưa một vali chứa 450.000 USD.
Ngược lại, ông Hưng một mực khẳng định không có chuyện nhận tiền, trong chiếc vali chỉ là 4 chai rượu vang… Thậm chí, khi đại diện viện kiểm sát trình chiếu đoạn video trích xuất từ hệ thống camera tại cổng Cục An ninh điều tra Bộ Công an, về việc ông Hưng nhận chiếc vali, bị cáo này vẫn khẳng định bên trong chỉ là rượu vang.
Trong lời nói sau cùng, ông Hưng vẫn cương quyết nói bị oan, đồng thời khẳng định sẵn sàng "đánh đổi cả tính mạng để tìm lại sự trong sạch cho bản thân".
Tuy nhiên, trước khi phiên tòa phúc thẩm mở, luật sư cho biết cựu điều tra viên đã thay đổi nội dung kháng cáo như đã nêu.
Sẽ "kêu oan suốt đời"… rồi nhận tội
Trường hợp thứ hai là cựu đại tá Nguyễn Thế Anh, cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang.
Theo cáo buộc, từ tháng 3.2020 đến tháng 2.2021, "ông trùm" Phan Thanh Hữu (giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) cùng đồng phạm buôn lậu gần 200 triệu lít xăng, trị giá khoảng 2.900 tỉ đồng.
Để thực hiện việc buôn lậu xăng với số lượng lớn và trong thời gian dài mà không bị kiểm tra, bắt giữ, ông Hữu chi hối lộ cho nhiều cá nhân thuộc lực lượng cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, CSGT…; trong đó chi cho cựu đại tá Nguyễn Thế Anh 560.000 USD và 6,2 tỉ đồng.
Tháng 7.2022, Tòa án quân sự Quân khu 7 mở phiên xét xử sơ thẩm. Bị cáo Anh cương quyết phản đối cáo buộc của viện kiểm sát, khẳng định bản thân trong sạch.
"Bị cáo từng bị tội phạm gí súng vào đầu, bị trả thù dẫn đến trên người mang nhiều thương tật, thử hỏi có dễ dàng bị mua chuộc không? Bị cáo đã nhiều lần yêu cầu viện kiểm sát đối đáp về thủ tục tố tụng, vị trí, chức năng của bị cáo nhưng viện kiểm sát chỉ trả lời chung chung...", cựu đại tá phân trần, và nói rằng "nếu hội đồng xét xử không xem xét, bị cáo sẽ kêu oan suốt đời".
Bị cáo sau đó bị tòa tuyên án chung thân về 2 tội nhận hối lộ và tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép.
Tháng 12.2022, Tòa án quân sự T.Ư xét xử phúc thẩm, cựu đại tá Nguyễn Thế Anh bất ngờ thay đổi nội dung kháng cáo từ kêu oan sang xin giảm nhẹ. Theo bị cáo, trong giai đoạn sơ thẩm, do tâm lý hoang mang nên bản thân liên tục kêu oan, không nhận thức được hành vi. Sau này, khi suy nghĩ kỹ, bị cáo đã nhận ra việc mình nhận tiền là sai.
Cùng với thay đổi kháng cáo, ông Anh cũng nộp khắc phục 5,6 tỉ đồng, do vậy được giảm từ chung thân xuống 20 năm tù về tội nhận hối lộ.
Nhận tội sau thời gian dài phủ nhận
Tháng 11.2021, TAND TP.Hà Nội xét xử 3 bị cáo Phan Văn Anh Vũ (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79), Nguyễn Duy Linh (cựu Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an) và Hồ Hữu Hòa (trú Nghệ An) trong vụ án đưa, nhận và môi giới hối lộ.
Theo hồ sơ quá trình điều tra vụ "cố ý làm lộ bí mật nhà nước", cơ quan công an đồng thời làm rõ có ai giúp Phan Văn Anh Vũ bỏ trốn sang Singapore hay không.
Phan Văn Anh Vũ từng tự viết 6 bản khai, thể hiện đã 5 lần đưa tiền cho ông Nguyễn Duy Linh thông qua Hồ Hữu Hòa và một số thuộc cấp của ông Linh. Về sau, bị cáo nhiều lần thay đổi lời khai, rằng có đưa quà cho ông Linh, nhưng chỉ là thuốc lá, xì gà… chứ không phải tiền. Ông Linh cũng khẳng định trong các túi quà không có tiền.
Tại phần xét hỏi, ban đầu cả ông Linh và ông Vũ đều không nhận tội, giữ nguyên lời khai như giai đoạn điều tra.
Tuy nhiên, sau ít giờ, diễn biến bất ngờ đã xảy ra, ông Linh thừa nhận cầm tiền của cựu chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79. "Đến lúc này, tôi cũng thừa nhận có một lần nhận tiền mặt của Vũ", ông Linh thừa nhận, và số tiền được bị cáo xác nhận là 5 tỉ đồng, như cáo trạng truy tố.
"Tôi là người có rất nhiều ước mơ. Khi công tác cho ngành, luôn ý thức phải bảo vệ Tổ quốc, trở thành cán bộ gương mẫu và làm nhiều việc lớn cho đất nước. Tuy nhiên có lẽ do một phút mắc sai lầm và không thể là chính mình", ông Linh nói và cho hay sẽ khắc phục toàn bộ số tiền đã nhận.
Sau khi bị cáo Linh khai báo, bị cáo Phan Văn Anh Vũ cũng bất ngờ xin thay đổi lời khai, nhận toàn bộ cáo buộc của viện kiểm sát.
Trước diễn biến trên, tòa tuyên bị cáo Linh 14 năm tù về tội nhận hối lộ, bị cáo Vũ 7 năm 6 tháng tù về tội đưa hối lộ. Cả hai không kháng cáo.
Ông Hưng bị oan hay có tội? Câu trả lời phải chờ phiên xét xử phúc thẩm bắt đầu diễn ra vào ngày mai 25.12. Bởi lẽ, ngoài việc thay đổi kháng cáo từ bản thân ông Hưng, hội đồng xét xử còn phải đánh giá các chứng cứ, tài liệu và lời khai của những người khác, để làm sáng tỏ bản chất vụ án.
Tuy nhiên, trường hợp của cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng có thể làm người đọc liên tưởng đến một số vụ án khác có nét tương đồng. Đó là trường hợp bị cáo Nguyễn Duy Linh (cựu Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an) và cựu đại tá Nguyễn Thế Anh, cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang. Cả 3 bị cáo này từng cương quyết kêu oan, nhưng rồi bất ngờ thay đổi quan điểm.
Từng nói "đổi cả tính mạng" để kêu oan
Trong vụ án "chuyến bay giải cứu", bị cáo Hoàng Văn Hưng bị đưa ra xét xử sơ thẩm tháng 7.2023, tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan tố tụng xác định, ban đầu ông Hưng là điều tra viên chính thụ lý vụ án "chuyến bay giải cứu", nhưng sau này đã chuyển công tác.
Dù không còn nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ án nhưng bị cáo Hưng vẫn thông tin gian dối để nhận 800.000 USD (tương đương 18,8 tỉ đồng) từ Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc Công ty Bluesky - một trong những công ty tổ chức chuyến bay đưa công dân từ nước ngoài về Việt Nam trong dịch Covid-19, và hứa hẹn sẽ "chạy án", giúp Tổng giám đốc Công ty Bluesky không bị xử lý hình sự.
Do ông Hưng không có thẩm quyền gì về việc giải quyết vụ án, do đó cả Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc Công ty Bluesky đều bị khởi tố, bắt tạm giam; chứ không thoát tội như hứa hẹn.
Khi phiên tòa sơ thẩm được mở, Phó tổng giám đốc Công ty Bluesky nhiều lần khẳng định đã đưa hàng triệu USD cho ông Hưng, để ông Hưng giúp "chạy án".
Người môi giới hối lộ là cựu thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, cựu Phó giám đốc Công an TP.Hà Nội cũng khai nhiều lần chuyển tiền từ Công ty Bluesky cho ông Hưng, trong đó có lần đưa một vali chứa 450.000 USD.
Ngược lại, ông Hưng một mực khẳng định không có chuyện nhận tiền, trong chiếc vali chỉ là 4 chai rượu vang… Thậm chí, khi đại diện viện kiểm sát trình chiếu đoạn video trích xuất từ hệ thống camera tại cổng Cục An ninh điều tra Bộ Công an, về việc ông Hưng nhận chiếc vali, bị cáo này vẫn khẳng định bên trong chỉ là rượu vang.
Trong lời nói sau cùng, ông Hưng vẫn cương quyết nói bị oan, đồng thời khẳng định sẵn sàng "đánh đổi cả tính mạng để tìm lại sự trong sạch cho bản thân".
Tuy nhiên, trước khi phiên tòa phúc thẩm mở, luật sư cho biết cựu điều tra viên đã thay đổi nội dung kháng cáo như đã nêu.
Sẽ "kêu oan suốt đời"… rồi nhận tội
Trường hợp thứ hai là cựu đại tá Nguyễn Thế Anh, cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang.
Theo cáo buộc, từ tháng 3.2020 đến tháng 2.2021, "ông trùm" Phan Thanh Hữu (giám đốc Công ty TNHH TM Phan Lê Hoàng Anh) cùng đồng phạm buôn lậu gần 200 triệu lít xăng, trị giá khoảng 2.900 tỉ đồng.
Để thực hiện việc buôn lậu xăng với số lượng lớn và trong thời gian dài mà không bị kiểm tra, bắt giữ, ông Hữu chi hối lộ cho nhiều cá nhân thuộc lực lượng cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, CSGT…; trong đó chi cho cựu đại tá Nguyễn Thế Anh 560.000 USD và 6,2 tỉ đồng.
Tháng 7.2022, Tòa án quân sự Quân khu 7 mở phiên xét xử sơ thẩm. Bị cáo Anh cương quyết phản đối cáo buộc của viện kiểm sát, khẳng định bản thân trong sạch.
"Bị cáo từng bị tội phạm gí súng vào đầu, bị trả thù dẫn đến trên người mang nhiều thương tật, thử hỏi có dễ dàng bị mua chuộc không? Bị cáo đã nhiều lần yêu cầu viện kiểm sát đối đáp về thủ tục tố tụng, vị trí, chức năng của bị cáo nhưng viện kiểm sát chỉ trả lời chung chung...", cựu đại tá phân trần, và nói rằng "nếu hội đồng xét xử không xem xét, bị cáo sẽ kêu oan suốt đời".
Bị cáo sau đó bị tòa tuyên án chung thân về 2 tội nhận hối lộ và tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép.
Tháng 12.2022, Tòa án quân sự T.Ư xét xử phúc thẩm, cựu đại tá Nguyễn Thế Anh bất ngờ thay đổi nội dung kháng cáo từ kêu oan sang xin giảm nhẹ. Theo bị cáo, trong giai đoạn sơ thẩm, do tâm lý hoang mang nên bản thân liên tục kêu oan, không nhận thức được hành vi. Sau này, khi suy nghĩ kỹ, bị cáo đã nhận ra việc mình nhận tiền là sai.
Cùng với thay đổi kháng cáo, ông Anh cũng nộp khắc phục 5,6 tỉ đồng, do vậy được giảm từ chung thân xuống 20 năm tù về tội nhận hối lộ.
Nhận tội sau thời gian dài phủ nhận
Tháng 11.2021, TAND TP.Hà Nội xét xử 3 bị cáo Phan Văn Anh Vũ (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79), Nguyễn Duy Linh (cựu Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an) và Hồ Hữu Hòa (trú Nghệ An) trong vụ án đưa, nhận và môi giới hối lộ.
Theo hồ sơ quá trình điều tra vụ "cố ý làm lộ bí mật nhà nước", cơ quan công an đồng thời làm rõ có ai giúp Phan Văn Anh Vũ bỏ trốn sang Singapore hay không.
Phan Văn Anh Vũ từng tự viết 6 bản khai, thể hiện đã 5 lần đưa tiền cho ông Nguyễn Duy Linh thông qua Hồ Hữu Hòa và một số thuộc cấp của ông Linh. Về sau, bị cáo nhiều lần thay đổi lời khai, rằng có đưa quà cho ông Linh, nhưng chỉ là thuốc lá, xì gà… chứ không phải tiền. Ông Linh cũng khẳng định trong các túi quà không có tiền.
Tại phần xét hỏi, ban đầu cả ông Linh và ông Vũ đều không nhận tội, giữ nguyên lời khai như giai đoạn điều tra.
Tuy nhiên, sau ít giờ, diễn biến bất ngờ đã xảy ra, ông Linh thừa nhận cầm tiền của cựu chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79. "Đến lúc này, tôi cũng thừa nhận có một lần nhận tiền mặt của Vũ", ông Linh thừa nhận, và số tiền được bị cáo xác nhận là 5 tỉ đồng, như cáo trạng truy tố.
"Tôi là người có rất nhiều ước mơ. Khi công tác cho ngành, luôn ý thức phải bảo vệ Tổ quốc, trở thành cán bộ gương mẫu và làm nhiều việc lớn cho đất nước. Tuy nhiên có lẽ do một phút mắc sai lầm và không thể là chính mình", ông Linh nói và cho hay sẽ khắc phục toàn bộ số tiền đã nhận.
Sau khi bị cáo Linh khai báo, bị cáo Phan Văn Anh Vũ cũng bất ngờ xin thay đổi lời khai, nhận toàn bộ cáo buộc của viện kiểm sát.
Trước diễn biến trên, tòa tuyên bị cáo Linh 14 năm tù về tội nhận hối lộ, bị cáo Vũ 7 năm 6 tháng tù về tội đưa hối lộ. Cả hai không kháng cáo.
Nguồn: Tuyến Phan
Khuyến nghị:
1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.