Đề xuất luật sư, giảng viên có chức vụ, trình độ cao về pháp luật được bổ nhiệm làm thẩm phán TAND Tối cao

Thứ ba - 26/09/2023 09:08
TAND Tối cao đề xuất bổ sung đối tượng ngoài tòa án có thể tuyển chọn làm thẩm phán TAND Tối cao là giảng viên đại học, luật sư có trình độ cao về pháp luật, có chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị,... có uy tín trong xã hội...
TAND Tối cao đang lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) sửa đổi (dự thảo 4), với nhiều điểm mới so với quy định hiện nay tại Luật Tổ chức TAND 2014. Trong đó có quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thẩm phán.
Thẩm phán phải từ đủ 28 tuổi trở lên
Dự thảo đã bổ sung tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thẩm phán, thẩm phán TAND Tối cao, bao gồm độ tuổi, thâm niên giữ ngạch, phẩm chất đạo đức và tín nhiệm, chất lượng công việc đã hoàn thành.

TAND Tối cao đánh giá, việc bổ sung quy định này nhằm bảo đảm nguồn bổ nhiệm thẩm phán, thẩm phán TAND Tối cao không chỉ có kiến thức chuyên sâu về pháp luật, thông thạo chuyên môn mà còn phải có kinh nghiệm sống, có tầm hiểu biết rộng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Cụ thể, về tiêu chuẩn thẩm phán, bên cạnh các quy định về trình độ (cử nhân luật trở lên), sức khỏe… như hiện nay, dự thảo bổ sung tiêu chuẩn thẩm phán phải có độ tuổi từ đủ 28 tuổi trở lên.
Đáng chú ý, dự thảo mới quy định thẩm phán bao gồm thẩm phán TAND Tối cao (ba bậc) và thẩm phán (chín bậc); trong khi luật hiện hành quy định các ngạch thẩm phán TAND Tối cao, thẩm phán cao cấp, thẩm phán trung cấp và thẩm phán sơ cấp. Vì vậy, điều kiện bổ nhiệm thẩm phán tại dự thảo luật sửa đổi cũng được quy định chung.
Người được bổ nhiệm thẩm phán khi có đủ tiêu chuẩn thẩm phán; có thời gian làm công tác pháp luật từ 5 năm trở lên; có năng lực xét xử, giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa án theo quy định của pháp luật và đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn thẩm phán.
Trong khi đó, về điều kiện thời gian công tác để được bổ nhiệm thẩm phán các ngạch hiện nay, Luật Tổ chức TAND 2014 quy định thẩm phán sơ cấp phải có thời gian làm công tác pháp luật từ 5 năm trở lên; thẩm phán trung cấp phải là thẩm phán sơ cấp từ đủ 5 năm trở lên; thẩm phán cao cấp phải là thẩm phán trung cấp từ đủ 5 năm trở lên; trừ trường hợp ngoại lệ do nhu cầu cán bộ.
Nói về đề xuất bỏ ngạch thẩm phán cao cấp, trung cấp, sơ cấp, tại Phiên họp thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội ngày 7-9, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nói: “Các nước chỉ có thẩm phán thôi và thẩm phán bình đẳng với nhau” và cho hay đây là ý nguyện của gần 6.000 thẩm phán công tác ở cấp huyện.
Trong khi đó, một số ý kiến trong nhóm nghiên cứu của Ủy ban Tư pháp cho rằng việc quy định các ngạch thẩm phán như hiện nay là “động lực để thẩm phán phấn đấu, rèn luyện; nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng xét xử để hoàn thành tốt nhiệm vụ”.

Bổ sung đối tượng có thể bổ nhiệm Thẩm phán TAND Tối cao
Theo dự thảo, người có đủ tiêu chuẩn thẩm phán, có độ tuổi từ đủ 45 tuổi trở lên, đã là thẩm phán bậc 6 từ đủ 3 năm trở lên (hai điều kiện mới – PV)và có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của TAND Tối cao theo quy định của pháp luật thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm thẩm phán TAND Tối cao.
Đáng chú ý, người không công tác tại các tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, luật sư, giảng viên đại học, nhà khoa học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử, giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của TAND Tối cao theo quy định của pháp luật thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán TAND Tối cao.
Tuy nhiên với trường hợp này, số lượng thẩm phán TAND Tối cao được tuyển chọn, bổ nhiệm tối đa 2 người.
Có thể thấy, dự thảo bổ sung đối tượng công tác ngoài tòa án vẫn có thể được bổ nhiệm thẩm phán TAND Tối cao là luật sư, giảng viên đại học có trình độ cao về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử, giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền của TAND Tối cao.
Nguồn: Nguyễn Qúy

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay2,047
  • Tháng hiện tại95,802
  • Tổng lượt truy cập1,659,768
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây