Đề xuất cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt

Thứ sáu - 11/08/2023 09:12
Cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt là vấn đề mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của họ
Hình minh họa. Nguồn internet
Hình minh họa. Nguồn internet
Ngày 10-8, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội họp cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật CCCD (sửa đổi).
Cần cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt?
Một nội dung đáng chú ý, dự thảo dự kiến mở rộng đối tượng áp dụng đối với người gốc Việt Nam (VN) để cấp giấy chứng nhận CCCD.
Nêu quan điểm của Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Thiếu tướng Nguyễn Thị Xuân cho hay người gốc Việt không có quốc tịch đang sinh sống tại VN là vấn đề có tính lịch sử, đã tồn tại từ lâu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta chưa có bất kỳ văn bản luật nào giải quyết cơ bản, đầy đủ vấn đề này.
Cũng theo thường trực cơ quan thẩm tra dự án luật, người gốc Việt không có quốc tịch đang sinh sống tại VN là một bộ phận không nhỏ, không tách rời của dân tộc ta, cần được Nhà nước, xã hội thừa nhận. Họ cũng có quyền tham gia giao dịch hành chính, dân sự trong xã hội nhưng bản thân những người này, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước đều không có giấy tờ để chứng minh về nhân thân và lai lịch.
Do vậy, cơ quan nhà nước chưa xác định được quốc tịch đối với những người này. Họ cũng chưa đủ điều kiện để được nhập quốc tịch VN hoặc cấp thẻ thường trú, tạm trú theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo bà Nguyễn Thị Xuân, thực tiễn trên đã gây ra rất nhiều khó khăn trong quản lý đối với người gốc Việt, nhất là vấn đề bảo đảm an ninh trật tự. Mặt khác, đây cũng là rào cản đối với họ khi thực hiện những quyền cơ bản của con người được pháp luật VN và pháp luật quốc tế quy định, như quyền khám chữa bệnh, tìm kiếm việc làm, học tập, hưởng trợ cấp, trợ giúp xã hội...
Ngoài ra, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đánh giá phần nhiều trong số họ là những người yếu thế - là người di cư, cư trú không ổn định, người dân tộc thiểu số, trẻ em, người nghèo, người sinh sống trên địa bàn biên giới, vùng sâu, vùng xa... Và đến nay, trải qua nhiều thế hệ, họ đều không được pháp luật thừa nhận, bảo vệ đầy đủ.
Từ phân tích trên, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng dự thảo Luật CCCD (sửa đổi) bổ sung, điều chỉnh đối với đối tượng người gốc Việt là phù hợp với yêu cầu thực tiễn và không trái với quy định của pháp luật hiện hành.
Vấn đề mang tính nhân văn
Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu cho rằng việc mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của dự thảo luật, cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt là rất cần thiết.
Việc này mở ra hướng giải quyết đối với một bộ phận người gốc Việt có nguyện vọng cần có một loại giấy tờ tùy thân khi chưa xác định được quốc tịch. Qua đó, giúp họ ổn định cuộc sống, có việc làm, con em được đến trường, được bảo đảm quyền lợi trong giao dịch dân sự…
Các ý kiến cũng đánh giá đây là vấn đề mang tính nhân văn sâu sắc, góp phần bảo đảm quyền lợi của người gốc Việt, những người yếu thế trong xã hội, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, Ủy viên thường trực Ủy ban Xã hội Nguyễn Thanh Cầm và Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh Vũ Xuân Hùng đề nghị ban soạn thảo cần đưa ra những lý do thuyết phục hơn về nội dung này.
Cụ thể, các đại biểu đề nghị cần có thống kê, phân loại và đánh giá thực trạng những đối tượng là người gốc Việt đang sinh sống tại VN chưa có quốc tịch, qua đó đánh giá tác động của nhu cầu và việc cấp giấy chứng nhận cho người gốc Việt. Ý kiến này cũng đề nghị cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của quốc tế trong lĩnh vực này.
Tới dự và phát biểu chỉ đạo phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý cơ quan chủ trì soạn thảo tham mưu Chính phủ, đánh giá thật đầy đủ tác động của luật, bổ sung hoàn thiện hồ sơ dự án luật để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Làm rõ thông tin nào phải thể hiện trên thẻ căn cước
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, tại kỳ họp thứ năm vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về cơ sở pháp lý, cơ sở chính trị của phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng nêu tại dự thảo luật.
Vì vậy, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh phối hợp với ban soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung những vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. Trong đó, lưu ý việc giải trình về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật phải dựa trên Công ước về quyền con người của Liên hợp quốc, hiến định về quyền con người và quyền công dân cũng như việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, kinh nghiệm quốc tế…
Liên quan đến thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu về dân cư, thông tin thể hiện trên thẻ căn cước, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ thông tin nào bắt buộc, thông tin nào không bắt buộc phải thu thập. Cạnh đó, phải làm rõ công tác chia sẻ dữ liệu, khai thác dữ liệu và bảo mật đối với thông tin của công dân.
Nguồn: Đức Minh

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay6,845
  • Tháng hiện tại155,322
  • Tổng lượt truy cập1,558,406
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây