Đánh giá tác động môi trường các vùng biển lấy cát xây cao tốc

Thứ hai - 21/08/2023 10:19
Bộ Tài nguyên Môi trường tính toán, xác định các vùng biển dự kiến lấy cát xây cao tốc và đánh giá tác động môi trường, Phó thủ tướng chỉ đạo.
Văn phòng Chính phủ ngày 18//8 thông báo kết luận của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà sau chuyến kiểm tra các dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam.
Hinh minh họa. Nguồn internet
Hinh minh họa. Nguồn internet
Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng khẩn trương đánh giá thí điểm dùng cát biển làm vật liệu xây cao tốc và công trình khác. Sau khi có kết quả, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn trình tự, thủ tục thăm dò, khai thác cát biển.
Các địa phương có mỏ vật liệu xây dựng cần sớm đưa vào khai thác để đáp ứng tiến độ thi công. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nơi tạm trữ đất dư thừa.
Đoạn cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đi qua xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, đã được nhà thầu lót nền đợi cát đắp, ngày 22/5/2023. Ảnh: An Bình
Hồi tháng 5, Bộ Giao thông Vận tải cho biết đã thí điểm mẫu cát biển lấy tại Trà Vinh và Sóc Trăng để xây cao tốc. Kết quả cho thấy cát biển tại đây đạt chỉ tiêu cơ lý, đáp ứng yêu cầu cho cát đắp nền đường.
Bộ đã cho thí điểm sử dụng cát biển trên tuyến ĐT978 thuộc dự án thành phần Hậu Giang - Cà Mau. Cơ quan chuyên môn sẽ quan trắc đến tháng 11, nhanh nhất đến cuối năm mới có thể xác định được khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của cát biển.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết theo khảo sát về trữ lượng cát biển, tỉnh Trà Vinh đã cấp phép khai thác một mỏ với 1,1 triệu m3, công suất khai thác 0,4 triệu m3 một năm. Ngoài ra, có ba vị trí mỏ đang được quy hoạch. Trong đó, trữ lượng lớn nhất là mỏ tại Sóc Trăng quy mô 13,9 tỷ m3, nằm cách bờ biển 40 km và hai mỏ ở Trà Vinh 2,1 triệu m3.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang nghiên cứu tiềm năng khai thác cát biển, đáp ứng nhu cầu san lấp cho dự án giao thông, đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long trên khu vực biển nằm cách bờ 10-25 km, độ sâu 10-30 m. Kết quả thực hiện dự án sẽ làm rõ chất lượng, tiềm năng cát biển và khả năng khai thác để đáp ứng nguồn vật liệu san lấp đang khan hiếm hiện nay.
Thí điểm dùng cát biển đắp nền đường được đưa ra trong bối cảnh hàng loạt dự án cao tốc được triển khai, song thiếu vật liệu san lấp. Ở miền Tây, riêng hai dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Cần Thơ - Cà Mau cần khoảng 40 triệu m3 cát, nhưng nguồn vật liệu trong vùng không thể đáp ứng.
Nguồn: Viết Tuân

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay3,234
  • Tháng hiện tại64,487
  • Tổng lượt truy cập1,628,453
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây