Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty TNHH Luật Toàn Long, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo khoản 1 điều 12 Luật Căn cước công dân hiện hành quy định về Số định danh cá nhân được xác lập từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
Và căn cứ theo khoản 2 điều 19 Luật Căn cước công dân quy định thì số thẻ căn cước công dân là số định danh cá nhân.
Theo điểm a khoản 2 điều 23 Luật Căn cước công dân, quy định thẻ căn cước công dân được cấp lại trong trường hợp bị mất thẻ căn cước công dân.
Như vậy, trước đây bạn đã được cấp thẻ căn cước công dân nhưng hiện tại bị mất do vậy bạn có thể xin cấp lại thẻ căn cước công dân thông qua cơ quan công an cấp Huyện mà không cần phải xin cấp lại số định danh cá nhân.
Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân được quy định như sau:
1. Công dân đến cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ căn cước công dân (công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;…) hoặc thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.
2. Cán bộ công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân.
Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
3. Thu lại chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân, đổi thẻ căn cước công dân.
4. Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).
5. Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.
6. Trả thẻ căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Toàn Long, trường hợp quý khách gặp khó khăn trong việc tìm hiểu pháp luật Việt Nam và không nắm rõ các thủ tục cần thực hiện. Do đó, quý khách có thể ủy quyền cho Luật Toàn Long để thay mặt thực hiện các thủ tục một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả. Luật Toàn Long với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, tận tâm và tạo ra chất lượng phục vụ tốt nhất nhằm hạn chế tối đa chi phí, thời gian của Qúy khách hàng.
1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.