Luật Toàn Long Chuyên Giấy Phép, Doanh Nghiệp, Thừa Kế, Hôn Nhânhttps://luattoanlong.vn/uploads/logo1-1.png
Thứ tư - 03/01/2024 03:36
Luật sư cho tôi hỏi. Tôi có một căn nhà đang thế chấp tại Ngân hàng, tôi có thể lập di chúc cho con tôi đối với căn nhà đang thế chấp trên được không. Nếu trong trường hợp tôi mất đi mà khoản nợ của ngân hàng vẫn còn thì ai sẽ là người phải tiếp tục trả khoản nợ đó ? Kính mong quý Luật sư giải đáp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty TNHH Luật Toàn Long, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau: Theo quy định tại khoản 5, điều 321 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bên thế chấp "được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật". Theo quy định tại khoản 1, điều 63 Luật Công chứng năm 2014, hồ sơ công chứng bao gồm: "Phiếu yêu cầu công chứng, bản chính văn bản công chứng, bản sao các giấy tờ mà người yêu cầu công chứng đã nộp, các giấy tờ xác minh, giám định và giấy tờ liên quan khác". Như vậy, trường hợp của bạn vẫn có thể làm di chúc để lại tài sản cho con của bạn nhưng phải được sự đồng ý của ngân hàng đang nhận thế chấp tài sản. Khi thực hiện thủ tục lập di chúc, bạn gửi đơn yêu cầu ngân hàng hỗ trợ việc đối chiếu bản chính tại phòng công chứng. Ngân hàng sẽ cử nhân viên đem bản chính giấy chứng nhận nhà đất đến phòng công chứng để nhân viên phòng công chứng đối chiếu. Còn đối với trường hợp bạn mất đi thì khoản nợ của ngân hàng vẫn còn thì những người thừa kế có trách nhiệm trả nợ cho bạn. Căn cứ theo quy định tại khoản 1, điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015: "Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác". Như vậy, nếu trong trường hợp bạn mất đi mà khoản nợ của ngân hàng vẫn còn thì người con sẽ tiếp tục hoàn thành nghĩa vụ thế chấp cho ngân hàng trong phạm vi di sản bạn để lại. Theo quy định tại khoản 5, điều 643 thì: "Di chúc không có hiệu lực nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực". Như vậy, nếu để ngân hàng xử lý thì sau khi dùng tài sản thế chấp cấn trừ xong các khoản nợ thì phía ngân hàng sẽ trả lại phần di sản còn thừa lại cho con bạn. Nếu con bạn đã thực hiện xong nghĩa vụ thế chấp trước thời điểm mở thừa kế thì con bạn sẽ được phía ngân hàng trả lại giấy chứng nhận nhà đất. Sau đó liên hệ với phòng đăng ký đất đai để xóa thế chấp và sang tên mình. Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Toàn Long, trường hợp quý khách gặp khó khăn trong việc tìm hiểu pháp luật Việt Nam và không nắm rõ các thủ tục cần thực hiện. Do đó, quý khách có thể ủy quyền cho Luật Toàn Long để thay mặt thực hiện các thủ tục một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả. Luật Toàn Long với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, tận tâm và tạo ra chất lượng phục vụ tốt nhất nhằm hạn chế tối đa chi phí, thời gian của Qúy khách hàng.
Khuyến nghị:
1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.