Luật Toàn Long Chuyên Giấy Phép, Doanh Nghiệp, Thừa Kế, Hôn Nhânhttps://luattoanlong.vn/uploads/logo1-1.png
Thứ ba - 25/06/2024 04:52
Gia đình là nơi cất giữ tuổi thơ, là nơi ta tìm về sau những ngày tháng bôn ba vất vả. Chính vì thế mà chúng ta càng phải trân quý,biết ơn. Thế nhưng ngoài kia vẫn còn những người có hành vi ngược đãi, bạo hành ông bà cha mẹ cần được pháp luật vào cuộc.
1. Ngược đãi, bạo hành ông bà cha mẹ là gì?
Theo khoản 7.1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VLSNDTC quy định hành vi ngược đãi, hành hạ thông thường được hiểu là việc đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày đối với người thân như: nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách một cách không bình thường hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể người bị hại như: đánh đập, giam hãm,... làm cho người bị đau đớn về thể xác và tinh thần. 2. Xử lý vi phạm hành vi ngược đãi, bạo hành ông bà cha mẹ 2.1 Xử lý vi phạm hành chính - Người có hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 53, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP. Căn cư tại Điều 50 quy định mức phạt tiền từ 10.000.000-20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Đối xử tồi tệ với ông bà, cha mẹ như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
+ Bỏ mặc không chăm sóc ông bà, cha mẹ là người già, yếu, tàn tât;
+ Người vi phạm buộc xin lỗi công khai ông bà, cha mẹ khi có yêu cầu.
- Căn cứ khoản 2 Điều 52, Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau:
+ Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng gây thương tích cho thành viên gia đình;
+ Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời fian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bao lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. 2.2 Xử lý vi phạm trách nhiệm hình sự Tại Điều 185, Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau: - Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ mình thuộc một trong những trường hợp sau đây: Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần; Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. - Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Đối với người già yếu; + Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
Căn cứ vào khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, nếu hành vi cố ý ngược đãi, hành hạ dẫn đến việc sức khỏe của ông bà, cha mẹ bị tổn hại dưới 11% thì người phạm tội còn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm.
Ngoài ra, nếu tỉ lệ gây thương tích nặng hơn thì phải chịu các mức phạt như sau:
- Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm nếu tỉ lệ thương tích từ 11% - 30%;
- Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm nếu tỉ lệ thương tích từ 31% - 60%;
- Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm nếu tỉ lệ thương tích trên 61%;
- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội với 02 người là cha, mẹ, ông, bà đều có tỉ lệ thương tích trên 61%
Khuyến nghị:
1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.