Mới ra tù, không còn hộ khẩu thì phải làm sao?

Thứ ba - 20/02/2024 22:41
Tôi đi tù về và không còn hộ khẩu ở nhà vợ cũ. Vậy tôi cần phải làm gì để có được hộ khẩu?Trước đây tôi đi tù và ly hôn vợ, lúc đó hộ khẩu tôi vẫn ở nhà vợ. Nay tôi mãn hạn tù về thì vợ cũ tôi đã làm lại hộ khẩu và không khai báo tên tôi trong hộ khẩu nữa, giờ tôi phải làm thế nào? Kính mong Luật sư giải đáp.
Hình minh họa. Nguồn internet
Hình minh họa. Nguồn internet
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty TNHH Luật Toàn Long, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo thông tư số 11/2005/TT-BCA của Bộ Công an trước đây thì trường hợp đang chấp hành án phạt tù trong các trại giam sẽ bị xóa tên trong sổ hộ khẩu.
Tuy nhiên, theo quy định mới tại điểm d khoản 1 điều 24 Luật Cư Trú năm 2020 thì :
"Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng".
Như vậy, trường hợp của anh phải chấp hành hình phạt tù thì sẽ không bị xóa đăng ký thường trú khi vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên.
Tuy nhiên, do vợ cũ anh không khai báo khi làm lại hộ khẩu mới nên anh buộc phải thực hiện khai báo làm thủ tục để được đăng ký thường trú.
Trước hết, anh nên đến đội cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - công an cấp huyện nơi anh có hộ khẩu thường trú trước khi đi tù để thực hiện một số thủ tục như: giấy ra trại; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; giấy xác nhận có hộ khẩu gốc tại căn nhà nói trên; bản tường trình, cam kết từ khi rời trại giam trở về địa phương; xác nhận tình trạng nhà ở... để cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn giải quyết.
Theo khoản 2 điều 20 Luật Cư trú năm 2020 thì công dân được đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương trong các trường hợp sau, nếu được chủ hộ đồng ý:
- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con.
- Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột.
- Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, Người giám hộ.
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ.
- Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột.
- Ông, bà nội, ngoại về ở với cháu ruột.
Như vậy, nếu được chủ hộ thuộc các trường hợp trên đồng ý cho nhập hộ khẩu thì anh sẽ được nhập hộ khẩu vào địa chỉ nêu trên.
Tuy nhiên, nếu mới chấp hành xong án phạt tù thì khi đi làm thủ tục anh phải xuất trình giấy xác nhận đã chấp hành xong án phạt tù và giấy xác nhận của các nơi cư trú trước đây về việc anh từng có hộ khẩu thường trú nơi đó.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Toàn Long, trường hợp quý khách gặp khó khăn trong việc tìm hiểu pháp luật Việt Nam và không nắm rõ các thủ tục cần thực hiện. Do đó, quý khách có thể ủy quyền cho Luật Toàn Long để thay mặt thực hiện các thủ tục một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả. Luật Toàn Long với đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, tận tâm và tạo ra chất lượng phục vụ tốt nhất nhằm hạn chế tối đa chi phí, thời gian của Qúy khách hàng.
 

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay2,519
  • Tháng hiện tại68,636
  • Tổng lượt truy cập2,214,864
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây