1. Địa điểm của cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Riêng đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên mặt nước (trên sông, biển)
- Cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên mặt nước phải có địa điểm xây dựng phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đối với loại cửa hàng bán lẻ xăng dầu cố định trên mặt nước: phương tiện dùng để làm cửa hàng phải được neo đậu cố định, chắc chắn; đối với loại cửa hàng bán lẻ xăng dầu di động trên mặt nước; chỉ được hoạt động kinh doanh ở những vị trí, vùng nước do Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định số 84/2009/NĐ-CP.
- Cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên mặt nước phải có đủ phương tiện chống tràn dầu ra sông, biển theo quy định.
- Phương tiện nổi dùng làm cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải bảo đảm các tiêu chuẩn về vận chuyển xăng dầu, làm kho chứa xăng dầu, được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cho phép lưu hành theo quy định của pháp luật.
2. Được xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về tiêu chuẩn cửa hàng kinh doanh xăng dầu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
- Về nghiệp vụ đào tạo: theo Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh của thương nhân là tổng đại lý, đại lý, kinh doanh dịch vụ xăng dầu chỉ phải đào tạo nghiệp vụ về an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường là hai lĩnh vực mà pháp luật quy định.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng phục vụ người tiêu dùng trong môi trường ngày càng cạnh tranh, thương nhân kinh doanh xăng dầu được quyền chủ động lựa chọn các chương trình đào tạo phù hợp cho cán bộ, nhân viên của mình (bán hàng, chất lượng, đo lường …).
- Về thời gian và chứng chỉ đào tạo: Nghị định số 84/2009/NĐ-CP không quy định thời gian đào tạo tối thiểu. Cơ sở đào tạo quy định thời gian, tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đào tạo.
- Các chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên được cấp theo quy định tại Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu trong thời hạn hiệu lực vẫn có giá trị áp dụng đối với Nghị định số 84/2009/NĐ-CP.
(Quy định tại Điều 15 Nghị định 84/2009/NĐ-CP, Điểm 1, Điểm 2 Công văn 0917/BCT-TTTN năm 2010)
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, theo Mẫu số 3 kèm theo Nghị định 84/2009/NĐ-CP;
2.Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân chủ sở hữu cửa hàng bán lẻ xăng dầu;
3. Bản kê trang thiết bị của cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định được xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện hành về tiêu chuẩn cửa hàng kinh doanh xăng dầu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành và tài liệu chứng minh tính hợp pháp về xây dựng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu:
- Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt quy mạng lưới cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
- Giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
- Đối với những cửa hàng bán lẻ xăng dầu tồn tại trước thời điểm quy định về Giấy phép xây dựng, Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xác định loại tài liệu chứng minh tính hợp pháp về đầu tư và xây dựng theo quy định của ngành và địa phương phù hợp với thời gian thành lập và hoạt động của cửa hàng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chấp thuận.
- Đối với những cửa hàng bán lẻ xăng dầu, nhất là ở khu vực đô thị, do lịch sử để lại, không có hoặc không đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp về xây dựng, hiện vẫn đang hoạt động, phù hợp với quy hoạch, bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường, không có đơn thư khiếu kiện đúng quy định của pháp luật về khiếu tố, khiếu nại; Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chấp thuận.
4. Bản sao hợp lệ chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ của cán bộ quản lý và nhân viên cửa hàng theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 84/2009/NĐ-CP.
(Quy định tại Điều 16 Nghị định 84/2009/NĐ-CP, Điểm 5 Công văn 0917/BCT-TTTN năm 2010)
Bước 1:
Thương nhân gửi hồ sơ về Bộ Công Thương.
Bước 2:
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng bảy (07) ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
Bước 3:
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu theo Mẫu số 4 kèm theo Nghị định này cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Sở Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;.
(Quy định tại Khoản 3 Điều 16 Nghị định 84/2009/NĐ-CP)
(Khoản 4 Điều 16Nghị định 84/2009/NĐ-CP )
1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn