Tài liệu không kinh doanh là xuất bản phẩm không dùng để mua, bán. (Khoản 7 Điều 4 Luật xuất bản 2012)
a) Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức ở trung ương và tổ chức nước ngoài;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương của cơ quan, tổ chức ở trung ương.
Đối với tài liệu của các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép xuất bản sau khi có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền.
-Bản thảo phải được biên tập hoàn chỉnh, có chữ ký và đóng dấu của cơ quan, tổ chức. Thông tin ghi trên xuất bản phẩm:
+ Đối với xuất bản phẩm dưới dạng sách in: Phải ghi rõ tên xuất bản phẩm, tên cơ quan, tổ chức được phép xuất bản; họ và tên người chịu trách nhiệm xuất bản; số giấy phép xuất bản của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, số lượng in, tên và địa chỉ cơ sở chế bản in, gia công sau in; thời gian nộp lưu chiểu. Ghi rõ “xuất bản phẩm không bán” tại bìa 4.
+ Đối với xuất bản phẩm điện tử: Ghi đầy đủ thông tin theo quy định tại Khoản 5 Điều 27 Luật Xuất bản tại phần đầu của xuất bản phẩm, trừ khuôn khổ, họ tên người sửa bản in, số lượng in, tên và địa chỉ cơ sở in.
+ Đối với xuất bản phẩm không phải là sách:
- Đối với tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp: Số giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh ghi tại góc dưới bên phải trang đầu hoặc trang cuối. Ghi đầy đủ tên và địa chỉ của từng cơ sở chế bản, in, gia công sau in.
Đối với bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách (bao gồm: đĩa CD, đĩa CD-ROM, băng cát-sét, băng video, các thiết bị lưu trữ dữ liệu khác), số giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh được ghi trên nhãn được dán trên mặt đĩa CD, đĩa CD-ROM và mặt ngoài của vỏ hộp đĩa; ghi trên nhãn được dán trên mặt ngoài vỏ hộp đựng băng cát-sét, băng video, thiết bị lưu trữ dữ liệu khác.
- Cơ sở in đã được Sở thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm;
- Sau khi được cấp phép xuất bản, cơ quan/tổ chức, phải nộp lưu chiểu xuất bản phẩm theo quy định, số lượng xuất bản phẩm va thời gian nộp lưu chiểu cụ thể như sau:
+ Chậm nhất 10 ngày trước khi phát hành, cơ quan/tổ chức phải nộp 02 bản cho Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội và 01 bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông. Trường hợp số lượng in dưới 300 bản thì nộp 01 bản cho Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội và 01 bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông.
+ Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày xuất bản phẩm được phát hành, cơ quan/tổ chức được phép xuất bản phải nộp 03 bản cho Thư viện Quốc gia. Trường hợp số lượng in dưới 300 bản thì nộp 02 bản.
-Tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản theo quy định tại Điều 12 Nghị định 195/2013/NĐ-CP bao gồm:
+ Tài liệu tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày kỷ niệm lớn và các sự kiện trọng đại của đất nước;
+ Tài liệu hướng dẫn học tập và thi hành chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
+ Tài liệu hướng dẫn các biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ môi trường;
+ Kỷ yếu hội thảo, hội nghị, ngành nghề của các cơ quan, tổ chức Việt Nam;
+ Tài liệu giới thiệu hoạt động của các cơ quan, tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việl Nam;
+ Tài liệu lịch sử đảng, chính quyền địa phương; tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương sau khi có ý kiến của tổ chức đảng, cơ quan cấp trên.
3. Thành phần hồ sơ
Đơn đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh (theo mẫu); |
Bản sao (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao có chứng thực một trong các loại giấy: Quyết định thành lập; giấy phép hoạt động; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Trường hợp cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép là cơ quan Đảng, Nhà nước không bắt buộc phải nộp một trong các giấy tờ trên). |
Ba (03) bản thảo tài liệu in trên giấy (đóng thành tập có đóng dấu treo và dấu giáp lai trong trường hợp bản thảo có từ 02 trang trở lên). Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam phải kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt. Đối với tài liệu để xuất bản điện tử phải có thiết bị lưu trữ dữ liệu chứa toàn bộ nội dung tài liệu với định dạng tệp tin không cho phép sửa đổi. |
4.Thời hạn cấp giấy phép
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản y phải cấp giấy phép xuất bản, đóng dấu vào ba bản thảo tài liệu và lưu lại một bản, hai bản trả lại cho tổ chức để nghị cấp phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Link Xôi Lạc trực tiếp bóng đá hôm nay
Xem bóng đá Socolive TV chất lượng cao
Bóng đá Cakhia 1 TV tructiepbongda
Link Tructiepbongda Xoilac TV full HD
Website chính thức Mì Tôm TV trực tiếp Bóng đá Socolive 1 tv trực tiếp tiếng Việt cách soi kèo bóng đá da ga thomo