Luật Toàn Long Chuyên Giấy Phép, Doanh Nghiệp, Thừa Kế, Hôn Nhânhttps://luattoanlong.vn/uploads/logo1-1.png
Thứ sáu - 20/10/2023 04:42
Luật Toàn Long trình bày chi tiết pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế - phần nội dung cơ bản
1. Thế nào là hành vi tập trung kinh tế? Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp thực hiện một trong các hoạt động sau đây: Sáp nhập doanh nghiệp: là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hợp nhất doanh nghiệp: là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. Mua lại doanh nghiệp: là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Liên doanh giữa các doanh nghiệp: là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới. Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật. 2. Tại sao lại phải kiểm soát Tập trung kinh tế? Hành vi tập trung kinh tế được coi là một trong các hành vi làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường. Hệ quả của hành vi này có thể dẫn tới việc giảm số lượng doanh nghiệp tham gia trên thị trường liên quan và do vậy có khả năng gia tăng các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc lạm dụng vị trí độc quyền gây thiệt hại đến lợi ích của xã hội nói chung cũng như lợi ích của các doanh nghiệp khác và của người tiêu dùng nói riêng. Do vậy nhà nước cần phải kiểm soát hành vi tập trung kinh tế. 3. Các doanh nghiệp cần làm gì trước khi tiến hành Tập trung kinh tế? Trước khi tiến hành tập trung kinh tế, các doanh nghiệp tham gia cần phải thực hiện các bước sau: Xác định các hàng hóa, dịch vụ của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Xác định thị trường liên quan. Xác định thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan. Thực hiện thủ tục thông báo hoặc xin miễn trừ nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật 4. Tại sao lại phải thông báo Tập trung kinh tế? Do một số trường hợp tập trung kinh tế có khả năng gây nguy hại cho xã hội và bị pháp luật cấm. Do vậy để kiểm soát và phát hiện kịp thời các trường hợp tập trung kinh tế nói trên, pháp luật quy định các doanh nghiệp tham gia tập trung phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan này sau khi nhận được thông báo sẽ xác định xem việc tập trung kinh tế đó có rơi vào trường hơp bị cấm hay không. 5. Các trường hợp nào phải thông báo Tập trung kinh tế? Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng mua lại doanh nghiệp khác nhằm mục đích bán lại phải gửi cho cơ quan quản lý cạnh tranh hồ sơ thông báo việc mua lại này. 6. Các trường hợp nào Tập trung kinh tế không phải thông báo? Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế muốn được hưởng miễn trừ. Trong trường hợp này, doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ thay cho thông báo việc tập trung kinh tế. Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia TTKT thấp hơn 30% trên thị trường liên quan. Doanh nghiệp sau khi thực hiện TTKT vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật. 7. Hồ sơ thông báo Tập trung kinh tế gồm những gì? Văn bản thông báo việc tập trung kinh tế theo mẫu do cơ quan quản lý cạnh tranh quy định. Mẫu đơn có thể được tải từ website của Cục Quản lý cạnh tranh: www.qlct.gov.vn Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Báo cáo tài chính trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật. Danh sách các đơn vị phụ thuộc của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế. Danh sách các loại hàng hoá, dịch vụ mà từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế và các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp đó đang kinh doanh. Báo cáo thị phần trong hai năm liên tiếp gần nhất của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan. Giấy ủy quyền hợp pháp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế cho đại diện thực hiện thủ tục thông báo tập trung kinh tế. 8. Đối tượng nào nộp hồ sơ thông báo Tập trung kinh tế? Đối tượng nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế là đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan. Doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ.
Khuyến nghị:
1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.