Thủ tục lập Vi bằng

Thứ năm - 05/04/2018 00:03
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác
vi bang
vi bang

1. Khái niệm về lập vi bằng

     Vi bằng là một công việc tương đối mới và gần giống với hoạt động công chứng, nhưng rộng hơn, được hiểu là  văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. 

Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm. Sau khi lập vi bằng, Thừa phát phải gửi Sở Tư Pháp thì vi bằng mới hợp lệ.

Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

2. Trình tự thủ tục lập vi bằng

     Bước 1: Khi có sự kiện phát sinh trên thực tế, với mong muốn và yêu cầu của các đương sự thì Thừa phát lại hoặc Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại sẽ đến ghi lại hành vi đó một cách khách quan, trung thực (trong trường hợp cần thiết thì có thể mời người làm chứng). Việc ghi lại những hành vi khách quan xảy ra trên thực tế do Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện sẽ do Thừa phát lại chịu trách nhiệm;

     Bước 2: Vi bằng sẽ được lập thành 3 bản chính, 1 bản giao cho người yêu cầu giữ, 1 bản gửi cho Sở tư pháp và 1 bản lưu trữ tại văn phòng thừa phát lại.

     Bước 3: Gửi vi bằng đến Sở tư pháp để thực hiện việc đăng ký trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày lập vi bằng.

     Trong thời hạn không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng thì Sở tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng thừa phát lại; nếu phát hiện việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng thì Sở tư pháp có quyền từ chối đăng ký và phải thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng nêu rõ lý do từ chối đăng ký.

Quý khách có nhu cầu tư vấn chi tiết về nội dung tư vấn thủ tục lập vi bằng  vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn miễn phí 0936.521.533 hoặc gửi yêu cầu tới địa chỉ email: luattoanlong@gmail.com để được hỗ trợ nhanh chóng!

     

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê
  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm17
  • Hôm nay2,519
  • Tháng hiện tại68,818
  • Tổng lượt truy cập2,215,046
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây