Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về con dấu của doanh nghiệp

Thứ tư - 26/07/2023 16:00
Mỗi doanh nghiệp đều có một con dấu riêng và có ý nghĩa thể hiện giá trị pháp lý của doanh nghiệp trên các giấy tờ, văn bản mà doanh nghiệp thực hiện đóng dấu. Như vậy, pháp luật quy định như thế nào về con dấu doanh nghiệp? Sau đây Luật Toàn Long sẽ cung cấp cho quý khách hàng một số thông tin cụ thể qua bài viết dưới đây.

1. Phân loại con dấu
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 con dấu được chia thành 02 loại:
- Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;
- Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Trong đó, con dấu dưới hình thức "chữ ký số" là quy định mới và được quy định cụ thể tại khoản 6 Điều 3 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể được xác định chính xác. Việc sự ra đời của hình thức chữ ký số không chỉ đáp ứng xu hướng phát triển trong thời đại kỹ thuật số mà còn hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả. 
2. Hình thức con dấu
Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp được quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp và phải tự chịu trách nhiệm cho sự quyết định của mình.
3. Quản lý và sử dụng con dấu
Theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 thì việc quản lý và lưu giữ con dấu được thực hiện theo quy định của Điều lệ Công ty hoặc quy chế của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Đối với một số tổ chức, đơn vị được thành lập theo Luật Luật sư, Luật Công chứng, Luật Báo chí, Luật Giám định tư pháp, Luật Giáo dục, ,…thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 99/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu. Đồng thời, cần phải tiến hành đăng ký mẫu dấu tại cơ quan Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội theo quy định.
Trên đây là một số thông tin Luật Toàn Long muốn phổ biến đến Qúy khách hàng, trường hợp thắc mắc bất kỳ thông tin nào liên quan đến pháp luật, Luật Toàn Long luôn sẵn sàng phục vụ Qúy khách.
Xem chi tiết tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định số 130/2018/NĐ-CP

 

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập98
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm96
  • Hôm nay4,034
  • Tháng hiện tại106,444
  • Tổng lượt truy cập1,509,528
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây