Chia tài sản sau ly hôn

Thứ sáu - 10/03/2023 09:08
Vấn đề chia tài sản là vấn đề quan trọng cần được giải quyết khi ly hôn. Phân chia tài sản sau khi ly hôn là một quy định bắt buộc phải thực hiện. Vợ, chồng có thể tự nguyện thỏa thuận việc phân chia tài sản chung, tài sản riêng và các nghĩa vụ tài chính khác hoặc yêu cầu tòa án phân chia theo quy định của pháp luật. Sẽ rất dễ dàng, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí nếu các bên có thể tự thỏa thuận được với nhau để giải quyết các vấn đề này. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận dược có quyền yêu cầu tòa án đứng ra giải quyết theo quy định của pháp luật.
Hình minh họa. Nguồn internet
Hình minh họa. Nguồn internet
  1. Tài sản chung của vợ, chồng
Trước khi tiến hành thủ tục phân chia tài sản chung cho vợ, chồng thì trước tiên cần phải xác định được đâu là tài sản chung của vợ, chồng. Theo quy định tại Điều 33, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể tài sản chung bao gồm:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân;
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung;
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng;
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
  1. Nguyên tắc chia tài sản của vợ, chồng sau ly hôn
 
Nguyên tắc Căn cứ Nội dung quy định Lưu ý
1. Nguyên tắc chia đôi Khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
- Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
- Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản nguyên tắc chia đôi là mỗi bên được một nửa giá trị tài sản đã tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, người thẩm phán sẽ xét đến các yếu tố khác như: hoàn cảnh riêng của mỗi bên, công sức đóng góp, lỗi của các bên ... nghĩa là không áp dụng một cách cứng nhắc việc chia đôi là 50:50 % giá trị tài sản mà có thể hiểu một cách linh hoạt hơn việc chia đôi có thể là: 40:60 hoặc 45:55 % giá trị tài sản tạo lập được.  Trên thực tế, trong những trường hợp đặc biệt, tài sản chung của vợ, chồng được chia tỷ lệ: 70/30 hoặc 80/20 vẫn được xem là hợp pháp và đúng luật.
2. Nguyên tắc chia bằng hiện vật, giá trị Khoản 3 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch Như vậy, nguyên tắc chia bằng hiện vật được ưu tiên hơn. Khi nào giữa vợ, chồng vì lý do nào đó không thể tiến hành chia tài sản bằng hiện vật được thì mới tiến hành chia theo giá trị của tài sản đó.
3. Nguyên tắc tài sản riêng của ai thuộc sở hữu của người đó Khoản 4 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 - Tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản thuộc quyền sở hữu của riêng người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014.
- Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
 
Như vậy, trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã nhập vào tài sản chung của hai vợ chồng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản riêng đã được sát nhập đó sẽ trở thành tài sản chung của vợ, chồng. Và dĩ nhiên, khi chia tài sản thì sẽ thiến hành chia dựa trên nguyên tắc chia đôi.

Trên đây là vấn đề về chia tài sản sau ly hôn. Mọi yêu cầu liên quan tới thủ tục, Quý khách vui lòng liên hệ Luật Toàn Long tại Hotline: 0936.521.533 hoặc gửi Email: luattoanlong@gmail.com để được hỗ trợ nhanh chóng!

 

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay4,391
  • Tháng hiện tại106,801
  • Tổng lượt truy cập1,509,885
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây