Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả phần mềm máy tính

Thứ tư - 23/03/2016 09:13

dang ky quyen tac gia tac

dang ky quyen tac gia tac
Đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho phần mềm máy tính là một bước quan trọng để doanh nghiệp có thể bảo hộ cho phần mềm của mình, nhưng nếu các doanh nghiệp không biết làm thế nào để bảo vệ tài sản đó của mình hãy liên hệ ngay tới Chúng tôi.

Đăng ký bảo hộ quyền tác giả phần mềm máy tính

Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả.Tuy nhiên, việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ tránh làm phát sinh nhưng tranh chấp không đáng có về thời điểm sáng tạo cũng như về tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm và các vấn đề quyền/nghĩa vụ khác có liên quan đến tác phẩm sáng tạo.

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất phần mềm máy tính, cùng với sự bùng nổ thông tin và các phần mềm được chia sẻ rộng rãi lên các trang mạng, thì việc xâm phạm vào quyền sở hữu trí tuệ đối với các phần mềm đang là vấn nạn của các doanh nghiệp sản xuất phần mềm.

Đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho phần mềm máy tính là một bước quan trọng để doanh nghiệp có thể bảo hộ cho phần mềm của mình, nhưng nếu các doanh nghiệp không biết làm thế nào để bảo vệ tài sản đó của mình hãy liên hệ ngay tới Chúng tôi.

dang ky quyen tac gia tac

 

Luật Toàn Long xin hướng dẫn quý khách thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả phần mềm máy tính bằng bài viết sau đây:

Hồ sơ giấy tờ và thông tin cần thiết để đăng ký bản quyền tác giả Phần mềm máy tính trong các trường hợp chủ thể đăng ký như sau:

Trường hợp 1: Chủ thể đăng ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả tác phẩm:

  • Bản sao chứng minh thư nhân dân của Giám đốc (để khai là tác giả sáng tác

 ra tác phẩm đăng ký hoặc có thể để chứng minh thư của tác giả thật);

  • Bản sao chứng minh thư nhân dân của Phó Giám đốc (để đại diện cho công

ty ký quyết định giao nhiệm vụ cho tác giả sáng tác ra tác phẩm đăng ký).

     -  Bản sao giấy phép thành lập tổ chức, công ty và/hoặc giấy phép kinh doanh;

     -  Bản mô tả tên, nội dung chính, ý nghĩa của tác phẩm xin đăng ký;

     -  02 quyển in mã code (ngôn ngữ lập trình) tác phẩm xin đăng ký, có đóng dấu xác nhận của công ty;

     -  02 đĩa CD ghi mã Code (ngôn ngữ lập trình) tác phẩm xin đăng ký, có đóng dấu xác nhận của công ty;

     -  Tờ khai đăng ký quyền tác giả (Luật Toàn Long soạn thảo);

     -  Giấy xác nhận và cam đoan của tác giả tác phẩm (Luật Toàn Long soạn thảo);

     -  Quyết định giao nhiệm vụ sáng tác tác phẩm đăng ký (Luật Toàn Long soạn thảo).

Trường hợp 2: Chủ thể đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả tác phẩm:

  • Bản sao chứng minh thư nhân dân của tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm xin đăng ký;

    -     Bản mô tả tên, nội dung chính, ý nghĩa của tác phẩm xin đăng ký;

    -    02 quyển in mã code (ngôn ngữ lập trình) tác phẩm xin đăng ký;

    -    02 đĩa CD ghi mã Code (ngôn ngữ lập trình) tác phẩm xin đăng ký;

    -   Tờ khai đăng ký quyền tác giả (Luật Toàn Long soạn thảo);

    -   Giấy xác nhận và cam đoan của tác giả tác phẩm (Luật Toàn Long soạn thảo);

    -    Quyết định giao nhiệm vụ sáng tác tác phẩm đăng ký (Luật Toàn Long soạn thảo).

Thẩm quyền cấp Giấy Chứng nhận đăng ký quyền tác giả: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng hoặc Sở văn hóa, Thể Thao và Du Lịch nơi có tác giả, chủ quyền sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả: (Điều 52 Luật sở hữu trí tuệ): Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Xử lý khi vi phạm bản quyền phần mềm

* Pháp lệnh 04/2008/UBTVQH12 mới ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính. Pháp lệnh này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8 tới. Theo đó, thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của Chánh thanh tra Bộ, Chủ tịch UBND tỉnh được nâng lên tới 500 triệu đồng.

Thay vì chỉ bị phạt tiền, việc sử dụng trái phép phần mềm máy tính gây hậu quả nghiêm trọng hoặc giá trị vi phạm từ 50 triệu đồng trở lên sẽ bị truy cứu theo khoản 1 Điều 131 Bộ Luật hình sự.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với Luật Toàn Long: 0934 682 133 (Mr. Long)  để được hướng dẫn chi tiết hoặc liên hệ qua trang liên hệ của chúng tôi.

 

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay1,252
  • Tháng hiện tại103,662
  • Tổng lượt truy cập1,506,746
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây