Tư vấn lập di chúc

Thứ hai - 25/04/2016 09:30

thu tuc thua ke

thu tuc thua ke
Luật Toàn Long xin hướng dẫn Quý khách hàng thủ tục và những điều cần biết khi lập di chúc, để tránh tình trạng xảy ra tranh chấp về thừa kế.

Dưới đây Luật Toàn Long sẽ hướng dẫn Quý khách hàng những điều cần biết khi lập di chúc:

1. Quy định về độ tuổi người lập di chúc :
– Người đã thành niên có quyền lập trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
2. Quyền của người lập di chúc
– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

thu tuc thua ke

 

3. Điều kiện lập di chúc
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
– Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
– Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
– Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được nêu trên.
– Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

4. Hướng dẫn hình thức, nội dung di chúc:
   Di chúc được lập thành văn bản:
– Ngày, tháng, năm lập di chúc;
– Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
– Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
– Di sản để lại và nơi có di sản;
– Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
– Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc và phải tuân thủ qui định về “nội dung của di chúc bằng văn bản”

   Di chúc bằng miệng (người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc):
Trường hợp này bắt buộc phải có 02 người làm chứng, riêng những người sau không được làm chứng:
– Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
– Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
– Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự

5. Hiệu lực pháp luật của di chúc
– Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.
– Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
+ Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
+ Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
– Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
– Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
– Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.

Lưu ý: Đối với hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng thì có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.

6. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
  Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản:
-  Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
-  Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

7. Các hình thức lập di chúc
– Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc).
– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Phải có ít nhất là hai người làm chứng, người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng, những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc đồng thời, người làm chứng phải không thuộc trường hợp)
– Di chúc bằng văn bản có công chứng;
– Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Trên đây Luật Toàn Long xin hướng dẫn Quý khách hàng một số thủ tục về lập di chúc, mọi vướng mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ để được luật sư sẽ tư vấn miễn phí.

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thống kê
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay3,514
  • Tháng hiện tại98,664
  • Tổng lượt truy cập1,501,748
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây