Hàng nghìn giáo viên đề nghị bỏ thi thăng hạng: Bộ GD-ĐT nói gì?

Thứ sáu - 11/08/2023 09:23
Mới đây gần 2.500 giáo viên (GV) Hà Nội viết tâm thư bày tỏ mong muốn bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp (CDNN). Bởi theo họ, thăng hạng CDNN vốn là một sự đãi ngộ, ghi nhận và khuyến khích về những thành tích, cống hiến của GV nhưng việc thực hiện chưa đồng bộ giữa các địa phương, trong khi tỉnh này tổ chức xét, tỉnh khác lại phải thi.
 
Nhiều GV khác cũng cùng chung nguyện vọng nên bỏ thi và xét thăng hạng cho GV. Bởi họ cho rằng tiêu chí quan trọng nhất để xét thăng hạng chính là những đóng góp cho ngành giáo dục. Chưa kể, công sức, thời gian GV dành cho việc ôn tập và dự thi cũng không ít, nhưng tính chất kỳ thi lại không xây dựng được giá trị cốt lõi gì đối với ngành giáo dục.
Một GV ở Q.Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết với độ tuổi ngoài 50, nếu thi thăng hạng thì quả là một "cửa ải" khó có thể vượt qua, bởi sự hạn chế về ngoại ngữ và tin học so với lớp GV trẻ. Như vậy sẽ tạo ra sự bất công, nhất là những thầy cô có nhiều năm công tác, đóng góp nhiều thành tích cho sự nghiệp giáo dục.
Không chỉ bức xúc về thi thăng hạng, hơn 300 GV tại Hà Nội cũng gửi kiến nghị tới Bộ GD-ĐT, bày tỏ lo lắng quy định tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT (Thông tư 08) khiến họ mất cơ hội tăng lương dù đạt chuẩn và có hàng chục năm cống hiến. Có những GV 28 năm làm nghề, chờ gần 9 năm để nhận lương bậc ĐH vẫn "hụt" vì thiếu 2 tháng. Nếu chờ tiếp, có những GV đến tuổi nghỉ hưu cũng không còn cơ hội tăng lương.
Trong đơn kiến nghị, các GV cho biết Sở Nội vụ Hà Nội đang triển khai thu hồ sơ dự thăng hạng cho GV theo Thông tư 08 và yêu cầu GV phải có bằng ĐH từ năm 2014, đủ 9 năm tính đến hết thời gian nộp hồ sơ 30.8.2023. Với quy định này, nhiều GV đạt trên chuẩn trước khi bổ nhiệm xếp lương hạng III mới (tức có bằng ĐH trước năm 2019 theo luật Giáo dục) vẫn không đủ điều kiện nộp hồ sơ. Trong đơn kiến nghị, các GV mong muốn Bộ GD-ĐT xem xét điều chỉnh Thông tư 08, chỉ yêu cầu GV có bằng ĐH 1 năm tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng và có đủ 9 năm giữ hạng tương đương hạng III được nộp hồ sơ dự thăng hạng bổ sung trong đợt này.
Các GV cũng chỉ ra rằng bỏ thi thăng hạng CDNN sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc cho GV. Ngoài ra, ngành giáo dục hiện có hơn 1 triệu viên chức, mỗi GV dự thi phải đóng lệ phí 500.000 đồng. Nếu bỏ thi thăng hạng CDNN thì mỗi năm sẽ tiết kiệm được số tiền lớn cho việc tổ chức thi và các chi phí kèm theo.
Trước tâm tư của GV, mới đây Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD-ĐT) đã có văn bản giải đáp một số vấn đề trong quá trình thực hiện Thông tư 08 quy định về mã số, tiêu chuẩn CDNN và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục.
Dù khẳng định Bộ GD-ĐT không có thẩm quyền bỏ quy định thi thăng hạng CDNN GV và cũng không có thẩm quyền đề nghị địa phương thực hiện thống nhất theo một hình thức là xét thăng hạng nhưng theo Bộ, đề xuất của GV về việc bỏ hình thức thi thăng hạng CDNN là có căn cứ.
Hiện, Bộ GD-ĐT đã có văn bản trả lời nhất trí với nội dung này. Bộ Nội vụ đang tham mưu Chính phủ bỏ hình thức thi thăng hạng. "Bộ GD-ĐT đề nghị địa phương căn cứ tình hình thực tiễn cân nhắc, lựa chọn hình thức phù hợp để tổ chức thăng hạng GV nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ và bảo đảm xác định được những GV thực sự xứng đáng để thăng hạng".
Liên quan việc xác định tổng thời gian giữ hạng (đủ từ 9 năm) để làm căn cứ bổ nhiệm, chuyển xếp từ CDNN GV tiểu học, THCS hạng II cũ sang CDNN GV tiểu học, THCS hạng II mới còn chưa thực hiện thống nhất ở một số nơi. Bộ GD-ĐT cho biết theo quy định sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 08, điều kiện để GV tiểu học, THCS hạng II cũ được chuyển xếp sang CDNN GV tiểu học, THCS hạng II mới là có tổng thời gian giữ hạng III cũ và hạng II cũ đủ từ 9 năm trở lên (không kể thời gian tập sự). "Trong đó, Bộ GD-ĐT không quy định điều kiện về trình độ đào tạo là ĐH đối với tổng thời gian giữ hạng này. Việc một số địa phương yêu cầu 9 năm giữ hạng III cũ và hạng II cũ phải là 9 năm GV đã đạt trình độ ĐH là không đúng", Bộ GD-ĐT nhấn mạnh.
Quan điểm của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ liên quan đến nâng hạng CDNN đều đang đáp ứng được sự mong đợi lâu nay của viên chức, trong đó lực lượng đông đảo là GV. Tuy nhiên, nhiều GV cho rằng nếu không sớm hiện thực hóa thành văn bản pháp lý thì GV vẫn phải chấp nhận theo hướng dẫn khác nhau của từng địa phương và chắc chắn không tránh khỏi thiệt thòi, bức xúc. 
Nguồn: Tuệ Nguyễn

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập23
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay3,109
  • Tháng hiện tại105,519
  • Tổng lượt truy cập1,508,603
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây