Cưỡng ép tình dục trong hôn nhân

Thứ sáu - 27/11/2015 10:50

cuong buc tinh duc trong hon nhan

cuong buc tinh duc trong hon nhan
Bạo lực trong gia đình không còn mới mẻ. Những hình thức bạo hành được đề cập: ngược đãi, đánh đập, nhục mạ,.. mà ít ai nhắc đến cưỡng ép quan hệ tình dục.

     Một trong những dạng bạo lực trong gia đình được giới nghiên cứu đề cập đến là bạo lực tình dục. theo chúng tôi, bạo lực tình dục trong gia đình là một khái niệm rộng hơn cưỡng ép tình dục trong hôn nhân (rape in marriage/ marital rape), còn đựơc hiểu phần lớn là chồng cưỡng hiếp vợ (wife rape) hay đôi khi hiểu một cách chuẩn hơn trong mối quan hệ giới: cưỡng hiếp vợ chồng (spousal rape: đây là hiện tượng hai chiều trong đời sống tình dục vợ chồng, không chỉ có chồng cưỡng ép tình dục vợ, mà cũng có tình huống ngược lại). bạo lực tình dục trong gia đình bao gồm bạo lực tình dục đối với vợ (là chủ yếu) với con gái (mức độ thấp là lạm dụng tình dục, cao hơn nữa là cưỡng hiếp con gái) còn cưỡng hiếp/cưỡng bức tình dục trong hôn nhân chỉ giới hạn hành vi bạo lực về tình dục trong mối quan hệ vợ chồng mà thôi.

Có thể dẫn ra một vài định nghĩa về bạo lực tình dục và bạo lực tình dục trong hôn nhân:

     Bạo lực tình dục (có tài liệu gọi là lạm dụng tình dục): là sự cưỡng bức, ép buộc một phụ nữ phải làm những việc liên quan đến tình dục trái với mong muốn của họ; bàn luận về những bộ phận trên cơ thể của phụ nữ, đòi hỏi tình dục, cưỡng hiếp, giam cầm và sử dụng các công cụ tình dục, xem phụ nữ như là một đối tượng tình dục. (Hoàng Nguyễn Tử Khiêm – Nguyễn Kim Thúy, 2005:19).

Theo quỹ dân số liên hợp quốc thì khái niệm bạo lực tình dục được hiểu rất rộng, với những khía cạnh khác nhau bao gồm cả nơi công cộng, trong gia đình khi làm việc cũng như chốn riêng tư, và nó liên quan đến cả những nhu cầu cơ bản của cuộc sống cá nhân: “bạo lực tình dục có thể bao gồm sự đe doạ về thể chất cũng như hăm doạ về tâm lý, các cố gắng quan hệ tình dục hay các hành vi quan hệ tình dục, cưỡng dâm khi hò hẹn hay trong quan hệ vợ chồng, và tống tiền. bạo lực cũng có thể lợi dụng sự bất ổn về tài chính của người phụ nữ, thông qua đe doạ đuổi việc hoặc bóc lột lao động, chẳng hạn như đề nghị quan hệ tình dục để đổi lấy lương thực, thực  phẩm hay chỗ ở. việc từ chối sử dụng biện pháp tránh thai để bảo vệ phụ nữ cũng được coi là một hình thức của bạo lực tình dục”. (unfpa, 2005).

       Các định nghĩa đã tiếp cận ở những mức độ khác nhau và nhấn mạnh hành vi bạo lực tình dục (của nam giới) đối với phụ nữ. cũng lưu ý là, nên nhìn nhận vấn đề này từ quan điểm giới, có nghĩa là vấn đề này không xảy ra một chiều, mà còn có cả bạo lực tình dục trong hôn nhân của phụ nữ đối với nam giới. cho dù, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng: bạo lực, bạo lực gia đình nói chung và bạo lực tình dục nói riêng chủ yếu do nam giới thực hiện mà nạn nhân đa phần là phụ nữ. vì thế, thiết tưởng cũng nên có một quan niệm linh hoạt hơn về bạo lực tình dục trong hôn nhân: là những hành vi tình dục một chiều diễn ra trong đời sống vợ chồng là xuất phát từ nhu cầu của một một người, còn người kia (vợ hay chồng) không có nhu cầu song vẫn phải đáp ứng/chịu đựng. các nhà nghiên cứu đã xác định 3 dạng bạo lực tình dục trong hôn nhân như sau:

+ Đánh đập cưỡng hiếp (battering rape): hình thức bạo lực này xuất hiện trong bối cảnh của một mẫu hình thường xuyên/phổ biến về lạm dụng thể chất và lời nói. người chồng quát vợ, gọi tên, tát, xô đẩy và đánh vợ mình. những người chồng này giận giữ, hung hăng và thường là những người lạm dụng rượu.

+ Cưỡng hiếp không đánh đập (nonbattering rape): những hình thức cưỡng bức này xuất hiện trong bối cảnh xung đột lâu dài hoặc không nhất trí về tình dục. Loại bạo lực này không phổ biến đối với các mối quan hệ khác nhưng nó liên quan với sự xung đột tình dục.

+ sự ám ảnh cưỡng hiếp tình dục (obsessive rape): những dạng bạo lực này cũng có thể xem là một dạng kỳ quặc. người phụ nữ được xem như là một đối tượng tình dục để thỏa mãn một cầu không bình thường của chồng. (finkelhor & yllo, 1983; dẫn theo d.knox, 1988: 392).

       Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề hôn nhân gia đình liên quan vấn đề bạo lực gia đình xin vui lòng liên hệ với Luật Toàn Long để được luật sư tư vấn miễn phí.

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Thống kê
  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay3,181
  • Tháng hiện tại80,205
  • Tổng lượt truy cập1,483,289
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây