Lý lịch tư pháp là gì?

Thứ sáu - 01/06/2018 16:39
Lý lịch tư pháp là văn bản pháp lý rất quan trọng đối với một công dân, trong đời sống thường nhật, trong nhiều trường hợp cá nhân cần thiết phải có xác nhận lý lịch tư pháp.. Vậy lý lịch tư pháp là gì? dưới đây là một vài giải đáp của Luật Toàn Long
phieu ly lich tu phap
phieu ly lich tu phap

Lý lịch tư pháp là gì?

Ở Việt Nam, trước khi có Luật Lý lịch tư pháp, khái niệm “lý lịch tư pháp” được hiểu một cách chung nhất là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Toà án và tình trạng thi hành bản án đó. Tại điểm 1 phần I Thông tư liên tịch Bộ Tư pháp - Bộ Công an số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 08 tháng 02 năm 1999 quy định việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp quy định “Phiếu lý lịch tư pháp là loại Phiếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm 5 mục I của Thông tư liên tịch này, cấp cho người có yêu cầu nhằm xác nhận người đó có hoặc không có tiền án”.

Ngày 17 tháng 6 năm 2009, Luật Lý lịch tư pháp đã được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ năm thông qua. Theo đó, Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Như vậy, khái niệm lý lịch tư pháp không chỉ bao gồm các thông tin liên quan đến bản án hình sự mà còn bao gồm các thông tin liên quan đến các quyết định của Toà án về cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo theo quy định của Luật Phá sản.

Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Phiếu lý lịch tư pháp gồm 2 loại:

- Phiếu lý lịch tư pháp số 1: cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu;

- Phiếu lý lịch tư phápsố 2: cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về lý lịch tư pháp của mình.

Ý nghĩa của lý lịch tư pháp

Lý lịch tư pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống dân sự của công dân, cũng như trong quản lý nhân sự và hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, đáp ứng yêu cầu của cá nhân cần chứng minh bản thân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản….

 Các thông tin lý lịch tư pháp về cá nhân được cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cung cấp dưới hình thức Phiếu lý lịch tư pháp. Phiếu lý lịch tư pháp giúp cá nhân chứng minh về tình trạng tiền án…theo yêu cầu của các cơ quan hữu quan. Bởi vậy, việc giải quyết cấp Phiếu lý lịch tư pháp có ý nghĩa là một hoạt động phục vụ của Nhà nước nhằm giúp công dân thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

- Thứ hai, Lý lịch tư pháp là nguồn cung cấp những thông tin chính thức về quá khứ nhân thân của bị can, bị cáo để cơ quan điều tra, truy tố, xét xử xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với họ trong khi giải quyết những vụ việc cụ thể. Xét theo góc độ này thì những thông tin mà cơ quan lý lịch tư pháp cung cấp cho các cơ quan tiến hành tố tụng có giá trị trong việc xem xét, xác định bị can, bị cáo tái phạm hay không tái phạm.

Ở các nước có hệ thống quản lý lý lịch tư pháp, khi Viện công tố chuẩn bị truy tố một bị can nào đó thường phải gửi một phiếu yêu cầu đến cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhằm xác nhận về tình trạng tiền án của bị can và trong hồ sơ truy tố có kèm theo cả Phiếu lý lịch tư pháp để làm căn cứ xác định bị can tái phạm hay không tái phạm.

- Thứ ba, Lý lịch tư pháp ghi nhận việc xoá án tích của người bị kết án.

Thực hiện chính sách tái hoà nhập cộng đồng của người phạm tội sau khi đã chấp hành xong bản án, theo đó, những người phạm tội sau khi đã chấp hành xong bản án được xã hội tạo điều kiện để tái hoà nhập cộng đồng trên cơ sở tôn trọng quyền con người. Pháp luật của nhiều nước và ở nước ta đều có quy định về vấn đề xoá án tích sau khi người phạm tội đã chấp hành xong hình phạt và đã qua thời gian thử thách theo quy định của pháp luật. Lý lịch tư pháp được xem như một yếu tố đảm bảo không có sự phân biệt đối xử đối với người phạm tội sau khi đã chấp hành xong bản án, điều này được thể hiện ở chỗ người đã từng bị kết án khi đủ điều kiện đương nhiên được xoá án tích hoặc đã được toà án quyết định xoá án tích, thì được coi như chưa bị kết án. Do vậy, những người này khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, cơ quan quản lý lý lịch tư pháp sẽ cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người đó và trong nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp sẽ ghi là “không có án tích”. Phiếu lý lịch tư pháp trong đó ghi “không có án tích” sẽ tạo điều kiện cho người bị kết án tái hoà nhập cộng đồng, bớt mặc cảm và không bị cộng đồng phân biệt đối xử. Thực tế cho thấy người đã được xoá án tích khi tham gia vào một số quan hệ xã hội có yêu cầu phải có Phiếu lý lịch tư pháp, Phiếu lý lịch tư pháp xác nhận với nội dung “không có án tích”, người được xoá án tích mới “thực sự” được coi như chưa bị kết án và hoà nhập cộng đồng một cách dễ dàng hơn.

- Thứ tư, Lý lịch tư pháp là một trong những nguồn thông tin để các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị… xem xét, đánh giá tư cách đạo đức của cá nhân (chứng minh cá nhân có hay không có tiền án). Vì vậy, pháp luật nhiều nước trên thế giới và Việt Nam trong những năm gần đây có quy định về việc phải có Phiếu lý lịch tư pháp khi tham gia một số quan hệ pháp luật nhất định như khi xem xét việc xuất cảnh, nhập cảnh, cho nhập, thôi, trở lại quốc tịch, nuôi con nuôi; cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, kiểm toán, y dược tư nhân; tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, du học....

 Vui lòng liên hệ với Luật Toàn Long để được tư vấn, hỗ trợ và giải quyết vướng mắc pháp lý của Quý khách một cách thuận lợi nhất!

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay5,908
  • Tháng hiện tại108,318
  • Tổng lượt truy cập1,511,402
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây