Đề xuất hoãn xuất cảnh với người sử dụng lao động trốn đóng BHXH trên 1 năm Sáng 17/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa

Thứ bảy - 19/08/2023 09:52
Báo cáo tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết, một trong những điểm đáng chú ý của dự luật là bổ sung quy định quản lý thu, đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện nhằm xử lý tình trạng trốn đóng BHXH.
Đề xuất hoãn xuất cảnh với người sử dụng lao động trốn đóng BHXH trên 1 năm Sáng 17/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa
Báo cáo tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết, một trong những điểm đáng chú ý của dự luật là bổ sung quy định quản lý thu, đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện nhằm xử lý tình trạng trốn đóng BHXH. 
Bình quân trốn đóng BHXH 10.000 tỷ đồng/năm
Quy định này nhằm hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm pháp luật về BHXH, nhất là đối với các hành vi trốn đóng, nợ đóng, trục lợi BHXH theo hướng cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH và cơ quan quản lý Quỹ BHXH có thẩm quyền xử phạt các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng, gian lận, trục lợi BHXH.
Đặc biệt, quy định này nhằm kịp thời ngăn chặn tình trạng gian lận, trục lợi chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, thời gian qua, cơ quan BHXH và các cơ quan liên quan đã có nhiều cố gắng, thực hiện nhiều giải pháp nhằm hạn chế tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH và cũng đã có những chuyển biến tích cực nhất định.

Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: Hoàng Phong
Bộ trưởng thừa nhận thực trạng là tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH vẫn còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, địa phương, bình quân trên 10.000 tỷ đồng/năm. Bên cạnh đó vẫn còn tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH diễn ra thời gian dài dẫn đến tình trạng khó có khả năng thu hồi, ảnh hưởng tới việc giải quyết chế độ BHXH của người lao động.
Vì thế, dự thảo luật bổ sung quy định trách nhiệm của các cơ quan trong xác định và quản lý đối tượng thuộc diện tham gia BHXH, đồng thời, sửa đổi, bổ sung nhiều biện pháp xử lý, chế tài xử lý tình trạng trốn đóng BHXH.
Theo đó, các chế tài được đề xuất gồm có quy định nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền trốn đóng (như lĩnh vực thuế); quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động trốn đóng BHXH từ 6 tháng trở lên; quyết định hoãn xuất cảnh đối với người sử dụng lao động trốn đóng BHXH từ 12 tháng trở lên.
Ngoài ra, cơ quan BHXH có thể kiến nghị khởi tố đối với trường hợp có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, dự thảo Luật còn bổ sung trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không tham gia hoặc tham gia BHXH bắt buộc không đầy đủ, kịp thời mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho hay, Thường trực Ủy ban thống nhất quy định về hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc tại một điều luật để bảo đảm thống nhất với quy định của Bộ luật Hình sự.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ nghiên cứu, xem xét nhiều vấn đề. Cụ thể, với người có nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc nhưng không thể đóng đúng thời hạn quy định do trở ngại khách quan hoặc bất khả kháng, cơ quan thẩm tra cho rằng cần cân nhắc không xác định trường hợp này là trốn đóng BHXH bắt buộc. 
Thường trực Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ làm rõ lý do và đánh giá tác động kỹ lưỡng của việc bỏ quy định chậm đóng BHXH bắt buộc.
Về xử lý vi phạm về trốn đóng BHXH, bà Nguyễn Thúy Anh đề nghị làm rõ quy định “còn phải nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền trốn đóng” là tiền gì, có phải là tiền phạt trốn đóng BHXH bắt buộc hay không?
Nếu là tiền phạt, cần rà soát để bảo đảm tính thống nhất với Luật Xử lý vi phạm hành chính và làm rõ số tiền này nộp vào ngân sách Nhà nước hay vào Quỹ bảo hiểm xã hội.
Ủy ban Xã hội cũng đề nghị cân nhắc việc “ngừng sử dụng hóa đơn đối với người sử dụng lao động trốn đóng BHXH từ 6 tháng trở lên", vì đây là vấn đề liên quan tới toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi nếu không được sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp có thể phải ngừng hoạt động, ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. 
Ủy ban Xã hội cũng lưu ý cần cân nhắc kỹ quy định “cơ quan có thẩm quyền quyết định hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động trốn đóng BHXH từ 12 tháng trở lên”. Bởi đây là vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền công dân và theo luật hiện hành quy định bị xử phạt hành chính.
Ngoài ra, Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam cũng có quy định sẽ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà bỏ trốn.
Vì vậy, theo bà Nguyễn Thúy Anh, trường hợp này khi chưa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người trốn đóng BHXH bắt buộc mà đã quy định tạm hoãn xuất cảnh thì cần phải cân nhắc kỹ.

Giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 xuống 75 tuổi 
Một điểm đáng chú ý được Chính phủ đề xuất bổ sung trong dự luật là quy định về trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng.
Cụ thể, dự luật bổ sung chương III về trợ cấp hưu trí xã hội, trong đó quy định công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng khác sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước đảm bảo.
Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội phù hợp với khả năng của NSNN từng thời kỳ.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay, theo tính toán, việc giảm độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 tuổi xuống còn 75 tuổi sẽ giúp mở rộng đối tượng thụ hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thêm khoảng 800.000 đến 1 triệu người cao tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội và bảo hiểm y tế.
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết còn 2 loại ý kiến khác nhau. Ý kiến tán thành quy định này là phù hợp, nhằm hướng tới bảo đảm an sinh xã hội trên diện rộng. Ý kiến khác đánh giá quy định này chưa thực sự phù hợp với nguyên lý của bảo hiểm là đóng - hưởng và bù đắp thu nhập. 
Đa số ý kiến thẩm tra nhất trí việc bổ sung tầng trợ cấp hưu trí xã hội như đề xuất của Chính phủ. Bởi đây là một trong những giải pháp góp phần hướng tới mục tiêu bao phủ BHXH toàn dân, phù hợp với thông lệ và kinh nghiệm quốc tế.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn tác động của chính sách này, nêu rõ phương thức chuyển kinh phí và việc thanh toán, quyết toán.
Chính phủ cũng cần nghiên cứu để bổ sung quy định theo hướng linh hoạt hơn việc huy động các nguồn lực xã hội đóng thêm, phương thức đóng linh hoạt để các đối tượng này có mức hưởng cao hơn…

 
Nguồn: Thu Hằng

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập59
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm56
  • Hôm nay3,323
  • Tháng hiện tại136,932
  • Tổng lượt truy cập1,540,016
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây