Hội đồng xét xử ấn định ngày tuyên án 54 bị cáo vụ "Chuyến bay giải cứu"

Thứ ba - 25/07/2023 11:24
Theo thông báo của chủ toạ phiên toà sơ thẩm xét xử đại án "Chuyến bay giải cứu", mức án dành cho 54 bị cáo sẽ được tuyên vào 14h ngày 28/7.Sáng 22/7, trong ngày làm việc thứ 10 phiên tòa xét xử sơ thẩm đại án "chuyến bay giải cứu", trước khi vào nghị án, HĐXX đã cho phép 54 bị cáo nói lời sau cùng.

Sau khi Đào Thị Chung Thuý - Phó Giám đốc Công ty du lịch Quốc tế - người cuối cùng trong 54 bị cáo nói lời sau cùng, Thẩm phán Vũ Quang Huy - chủ toạ phiên toà, thông báo: "Do tính chất phức tạp của vụ án nên HĐXX sẽ nghị án kéo dài và sẽ tuyên án vào 14h thứ Sáu ngày 28/7 tại trụ sở TAND TP Nội".
Trước đó, sáng 17/7, sau khi công bố bản luận tội, Viện Kiểm sát đã đưa ra mức án đề nghị HĐXX tuyên phạt 54 bị cáo trong đại án "chuyến bay giải cứu".
Nhóm 21 bị can bị truy tố về tội nhận hối lộ:

  • Bị cáo Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) bị đề nghị mức án từ 12-13 năm tù.

  • Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự) bị đề nghị mức án từ 18-19 năm tù.

  • Bị cáo Đỗ Hoàng Tùng (cựu Phó cục trưởng) bị đề nghị mức án từ 9-10 năm tù.

  • Bị cáo Nguyễn Quang Linh, nguyên Trợ lý Phó Thủ tướng nhận hối lộ hơn 4 tỷ đồng, bị đề nghị mức án từ 7-8 năm tù.

  • Bị cáo Nguyễn Tiến Thân, nguyên chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ nhận hối lộ hơn 3,6 tỷ đồng, bị đề nghị mức án từ 6-7 năm tù.

  • Bị cáo Nguyễn Thanh Hải, nguyên Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ nhận hối lộ hơn 3,6 tỷ đồng, bị đề nghị từ 7-8 năm tù.

  • Bị cáo Nguyễn Mai Anh, nguyên Chuyên viên, Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ nhận hối lộ 3 tỷ đồng, bị đề nghị từ 6-7 năm tù.

  • Bị cáo Lê Tuấn Anh (cựu Chánh văn phòng) bị đề nghị mức án từ 4-5 năm tù.

  • Bị cáo Lưu Tuấn Dũng (cựu Phó trưởng phòng Bảo hộ công dân) bị đề nghị mức án từ 2-3 năm tù.

  • Bị cáo Vũ Hồng Nam (cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản), bị đề nghị mức án 4-5 năm tù.

  • Bị cáo Nguyễn Hồng Hà, nguyên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản nhận hối lộ hơn 2 tỷ đồng, bị đề nghị từ 5-6 năm tù.

  • Bị cáo Lý Tiến Hùng (cựu cán bộ ĐSQ tại Nga), Vũ Ngọc Minh (cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Angola) bị đề nghị từ 2-3 năm tù.

  • Bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu chuyên viên Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) bị đề nghị tuyên án tử hình.

  • Bị cáo Ngô Quang Tuấn (cựu chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Giao thông - Vận tải) bị đề nghị từ 5-6 năm tù.

  • Bị cáo Trần Văn Dự (cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an) bị đề nghị từ 9-10 năm tù.

  • Bị cáo Trần Văn Tân (cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam) bị đề nghị mức án từ 8-9 năm tù.

  • Bị cáo Chử Xuân Dũng (cựu Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội) bị đề nghị mức án 4-5 năm tù.

4 bị cáo bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ:

  • Bị cáo Trần Việt Thái (cựu đại sứ Việt Nam tại Malaysia) bị đề nghị từ 5-6 năm tù.

  • Bị cáo Nguyễn Lê Ngọc Anh bị đề nghị từ 4-5 năm tù, Nguyễn Hoàng Linh bị đề nghị từ 4-5 năm tù và Đặng Minh Phương (cùng là cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam ở Malaysia) bị đề nghị từ 2-3 năm tù.

23 người bị truy tố về tội Đưa hối lộ:

  •  Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và du lịch Bầu Trời Xanh và Công ty Cổ phần Travel Sky) bị đề nghị từ 10-11 năm tù.

  • Bị cáo Lê Hồng Sơn (Tổng giám đốc Công ty Bầu trời xanh) bị đề nghị từ 11-12 năm tù.

  • Bị cáo Võ Thị Hồng (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ phòng vé hàng không Minh Ngọc) bị đề nghị từ 5-6 năm tù.

  • Bị cáo Hoàng Thị Diệu Mơ (Tổng giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình) bị đề nghị từ 8-9 năm tù.

  • Bị cáo Nguyễn Tiến Mạnh (Giám đốc điều hành), Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần du lịch thương mại Lữ Hành Việt) bị đề nghị từ 7-8 năm tù.

  • Bị cáo Hoàng Anh Kiếm (lao động tự do) bị đề nghị từ 6-7 năm tù.

  • Bị cáo Trần Thị Mai Xa (Giám đốc Công ty Cổ phần giáo dục và Du lịch Masterlife) bị đề nghị từ 4-5 năm tù.

  • Bị cáo Nguyễn Thị Hiền (lao động tự do) từ 3-4 năm tù.      

  • Bị cáo Lê Thị Ngọc Anh (chuyên viên Phòng Nhà khách Vụ Lễ tân, Ban đối ngoại Trung ương) từ 4-5 năm tù.

  • Bị cáo Phạm Bích Hằng (Giám đốc Công ty Vinamichi); Phạm Bá Sơn, nhân viên Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hoà) bị đề nghị từ 2-3 năm tù.

  • Bị cáo Đào Minh Dương (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vijasun) bị đề nghị từ 3-4 năm tù.

  • Bị cáo Nguyễn Thị Dung Hạnh (Giám đốc Công ty TNHH G Việt Nam 19) bị đề nghị từ 3-4 năm tù.

  • Bị cáo Phan Thị Mai (Giám đốc Công ty Cổ phần quốc tế Sao Hà Nội) bị đề nghị từ 2-3 năm tù.

  • Bị cáo Vũ Minh Thắng (Giám đốc Công ty TNHH đầu tư và thương mại Thuận An) bị đề nghị từ 2-3 năm tù.

  • Bị cáo Nguyễn Thế Dũng (Giám đốc Công ty TNHH Du lịch thương mại Sang Trọng) bị đề nghị từ 2-3 năm tù.

  • Bị cáo Trần Hồng Hà (Giám đốc Công ty TNHH cung ứng nhân lực và Thương mại quốc tế Sao Việt) bị đề nghị 18-24 tháng tù.

4 bị cáo bị truy tố về tội Môi giới hối lộ:

  • Bị cáo Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội) bị đề nghị từ 6-7 năm tù.

  • Bị cáo Bùi Huy Hoàng (chuyên viên Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) bị đề nghị từ 3-4 năm tù.

  • Bị cáo Phạm Thị Kim Ngân (cán bộ Phòng Trị sự, Tạp chí Thanh tra) bị đề nghị từ 2-3 năm tù.

  • Bị cáo Trần Quốc Tuấn (Giám đốc Công ty Cổ phần xúc tiến thương mại và Du lịch Việt Nam) bị đề nghị từ 2-3 năm tù.

Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

  • Bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng Chính trị hậu cần, Cục An ninh điều tra, Bộ Công an) bị đề nghị từ 19-20 năm tù.

  • Bị cáo Trần Minh Tuấn (Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng Thái Hoà), bị truy tố 2 tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Đưa hối lộ đề nghị mức án từ 15 -17 năm tù

Vụ án chuyến bay giải cứu: Các bị cáo đã khắc phục bao nhiêu tiền?
Trong quá trình điều tra đến khi bị đưa ra xét xử, bị cáo trong vụ án 'chuyến bay giải cứu' và gia đình đã nộp tiền khắc phục hậu quả hơn 120 tỷ đồng và 1,85 triệu USD. 

Dự kiến chiều 28/7, HĐXX TP Hà Nội sẽ tuyên án 54 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu”. Trước đó, trong 13 ngày xét hỏi và luận tội, HĐXX cơ bản làm rõ hành vi phạm tội của từng bị cáo.
Đối với nhóm “nhận hối lộ”, Viện kiểm sát đánh giá họ đã bất chấp tất cả, biến nhu cầu về sự an toàn của người dân thành cơ hội kiếm tiền cho bản thân.
Dự kiến chiều 28/7, HĐXX TP Hà Nội sẽ tuyên án 54 bị cáo trong vụ án “chuyến bay giải cứu”. Trước đó, trong 13 ngày xét hỏi và luận tội, HĐXX cơ bản làm rõ hành vi phạm tội của từng bị cáo.
Đối với nhóm “nhận hối lộ”, Viện kiểm sát đánh giá họ đã bất chấp tất cả, biến nhu cầu về sự an toàn của người dân thành cơ hội kiếm tiền cho bản thân.
Theo đó, nhóm này nhũng nhiễu, gây khó khăn, tạo ra cơ chế xin cho buộc đại diện các doanh nghiệp phải đưa chi phí "bôi trơn" để được cấp phép các chuyến bay giải cứu, do đó cần phải có hình phạt nghiêm khắc. Tuy nhiên, Viện kiểm sát cũng cho rằng cần xem xét thời điểm dịch bệnh đang diễn ra việc thực hiện các chuyến bay đưa công dân về nước nhanh và phức tạp mà không có quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục.
“Đây cũng là nguyên nhân, sơ hở để các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội. Một số bị cáo không chủ động yêu cầu đưa tiền nhưng do không tránh được cám dỗ”, Viện kiểm sát nêu và đề nghị HĐXX căn cứ vào tinh thần tích cực khắc phục hậu quả của một số bị cáo để cân nhắc khi lượng hình.
Trong quá trình điều tra đến khi bị đưa ra xét xử, bị cáo trong vụ án 'chuyến bay giải cứu' và gia đình đã nộp tiền khắc phục hậu quả hơn 120 tỷ đồng và 1,85 triệu USD.
Riêng nhóm bị cáo nhận hối lộ đã nộp lại gần 90 tỷ đồng. Theo đó, bị cáo Phạm Trung Kiên (Cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) với 253 lần, nhận tổng số tiền hơn 42 tỷ đồng, hưởng lợi hơn 30 tỷ đồng. Tại tòa, luật sư bào chữa cho ông Kiên cho biết, vợ bị cáo đang đi nộp thêm số tiền khắc phục 8 tỷ đồng. Kiên bị Viện kiểm sát đề nghị mức án tử hình.
Bị cáo Vũ Anh Tuấn (Phó trưởng phòng tham mưu, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an), bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 27 tỷ đồng, hưởng lợi 22,8 tỷ đồng. Khi vụ án bị khởi tố, ông Tuấn đã trả lại cho một số doanh nghiệp khoảng 3,1 tỷ đồng. Đến nay ông Tuấn cùng gia đình nộp cho cơ quan điều tra 20 tỷ đồng.
Còn cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng đã nộp khắc phục 16 tỷ trong tổng số 21,5 tỷ đồng đã nhận từ các doanh nghiệp.
Một số bị cáo khác như: Nguyễn Quang Linh (cựu Trợ lý Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ) nộp hơn 4,4 tỷ đồng; Trần Văn Dự (cựu Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an) nộp hơn 3,1 tỷ đồng; Chử Xuân Dũng (cựu Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội) nộp hơn 2 tỷ đồng.
Những người nhận hối lộ nhiều, song nộp ít nhất có Nguyễn Thị Hương Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao), bị cáo buộc nhận 25 tỷ đồng nhưng mới nộp khắc phục 900 triệu đồng; Đỗ Hoàng Tùng (cựu Cục phó Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao) mới nộp lại hơn 200 triệu đồng trong tổng số hơn 12,2 tỷ đồng đã nhận.
Đối với nhóm bị cáo “nhận hối lộ” chưa nộp đủ số tiền khắc phục hậu quả, viện kiểm sát cho rằng cần tiếp tục truy thu, tiếp tục phong tỏa tài sản đang bị kê biên để đảm bảo thi hành án. Cụ thể, viện kiểm sát đề nghị tiếp tục truy hơn 24 tỷ đồng nhận hối lộ của Nguyễn Thị Hương Lan. Tiếp tục kê biên 2 căn hộ chung cư cao cấp, một chiếc ô tô Lexus đứng tên bà Lan.
Cạnh đó, Viện kiểm sát cũng phong tỏa gần 20 tỷ và 366.000 USD trong các sổ tiết kiệm, tài khoản ngân hàng của Đỗ Hoàng Tùng. Hai căn chung cư của gia đình cựu ông Tùng bị đề nghị dừng mua bán chuyển nhượng.
Ở nhóm “môi giới hối lộ”, bị cáo Nguyễn Anh Tuấn (cựu Thiếu tướng, nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội) đã nộp khắc phục hậu quả 1,85 triệu USD. Ông này bị buộc môi giới hối lộ hơn 2,6 triệu USD (tương đương 61 tỷ đồng).
Khi khám xét nhà cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội, cơ quan điều tra tạm giữ 210.000 USD và 146 lượng vàng. Sau khi đã khắc phục hậu quả, ông này đề nghị được trả lại 210.000 USD, 146 miếng vàng và hủy lệnh phong tỏa tài khoản có 1 tỷ đồng trong ngân hàng cho gia đình bị cáo.
Riêng Hoàng Văn Hưng (cựu Trưởng phòng thuộc Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an) bị cáo buộc lừa đảo, chạy án, chiếm đoạt số tiền 800 nghìn USD (tương đương 18,8 tỷ đồng). Đến nay, Hưng chưa khắc phục đồng nào, quá trình xét xử ông Hưng không nhận tội, kêu oan.
Nhóm bị cáo tội “đưa hối lộ” là chủ các doanh nghiệp, HĐXX ghi nhận họ đã nộp tiền khắc phục hậu quả từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Bị cáo Trần Việt Thái, cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia, bị xét xử về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn..." đã nộp khắc phục hậu quả 5 tỷ đồng.
Hàng trăm tỷ đồng đưa nhận hối lộ trong vụ án
Theo cáo trạng, từ cuối năm 2020 trong việc tổ chức các chuyến bay đưa công dân từ nước ngoài hồi hương trong Covid-19, gọi là chuyến bay combo, người dân tự nguyện trả phí toàn bộ.
Doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức chuyến bay combo phải xin chủ trương của UBND cấp tỉnh nơi thực hiện cách ly công dân về nước. Hồ sơ sau đó được gửi về Cục Lãnh Sự, Bộ Ngoại giao để đơn vị này tổng hợp, lấy ý kiến tổ công tác 5 Bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải, Quốc phòng).
Từ đầu 2020 đến khoảng giữa năm 2021, Bộ Ngoại giao đề xuất Chính phủ phê duyệt 372 chuyến bay combo. Song quá trình thực hiện, nhóm cán bộ của Cục Lãnh sự, Tổ công tác 5 Bộ và các địa phương đã ‘vòi tiền’ doanh nghiệp.
Các trạng xác định, để chi phí "bôi trơn" khi thực hiện các chuyến bay, nhóm 20 doanh nghiệp với hơn 100 pháp nhân phải nâng giá vé, "vẽ" thêm nhiều chi phí phát sinh với dân hồi hương giữa đại dịch.
Theo Viện, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra giữa lúc Covid-19 căng thẳng. Các bị cáo đã lợi dụng dịch bệnh, bất chấp các quy định để trục lợi, khiến uy tín của Việt Nam bị giảm sút. Hành vi này đã tạo điều kiện cho "thế lực thù địch xuyên tạc, kích động gây hoang mang trong nhân dân".
Thống kê của Viện kiểm sát cho thấy, 25 người đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để nhận hối lộ, hưởng lợi bất chính gần 175 tỷ đồng; 23 người là đại diện doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng; 4 người môi giới hối lộ gần 75 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt gần 25 tỷ đồng.

 

                                                                                                                               Nguồn: Báo VTC và Báo Tiền Phong

 

Khuyến nghị:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Luật Toàn Long thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến từ các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người đọc chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi các ý kiến đưa ra chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Mọi yêu cầu giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Luật Toàn Long qua Tổng đài tư vấn pháp luật Tư vấn: 0936.521.533, E-mail: luattoanlong@gmail.com.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay2,559
  • Tháng hiện tại126,789
  • Tổng lượt truy cập1,529,873
logo                      logophapluatvanhoa                     luatsu           thanh lap doanh nghiep                     tu van dat dai                     nguoihanoilogo
190063.3232
Nhắn tin Facebook Zalo: 0934.682.133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây